Tây Tiến - Khúc tráng ca hào hùng Tây Bắc

Tây Tiến là bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ Quang Dũng với thiên nhiên, đất nước, con người trong quãng thời gian tham gia chiến dịch Tây Tiến. Phân tích bài thơ, chúng ta càng thấy được hình tượng người lính anh dũng, hào hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

I. Khái quát về nhà thơ và hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến

Tây Tiến là một bài thơ đậm nét hào hùng, bi tráng nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Tây Tiến ca ngợi vẻ đẹp của người lính và thể hiện cảm của nhà thơ với cảnh vật và con người vùng Tây Bắc.

1. Nhà thơ Quang Dũng

Ông sinh năm 1921, mất năm 1988, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành sau Cách Mạng Tháng 8 năm 1945. Ông không chỉ là nhà thơ mà còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài hoa.

nha tho quang dung

Quang Dũng tham gia vào Quân đội nhân dân Việt Nam với cương vị là phóng viên tiền phương báo “Chiến đấu”. Ông có rất nhiều truyện ngắn được xuất bản và còn tham gia triển lãm tranh sơn dầu cùng các họa sĩ nổi tiếng. Bài hát Ba Vì do ông sáng tác rất nổi tiếng ở khu kháng chiến lúc bấy giờ.

Quang Dũng xuất ngũ năm 1951 và về làm Biên tập viên cho báo “Văn nghệ”, sau đó lại chuyển về làm cho Nhà xuất bản Văn học.

Tây Tiến là bài thơ được yêu thích nhất của ông. Tây Tiến cùng với nhiều bài thơ khác được ưu ái phổ nhạc thành những bài ca hùng tráng.

Các tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng

  • Bài thơ Tây Tiến
  • Bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây
  • Bài thơ Kẻ ở
  • Bài thơ Không đề
  • Tập thơ Bài Thơ Sông Hồng
  • Tập thơ Rừng Biển Quê Hương
  • Tập thơ Mây Đầu Ô
  • Truyện ngắn Mùa Hoa Gạo
  • Hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc

2. Bài thơ Tây Tiến và hoàn cảnh sáng tác

Quang Dũng ban đầu là phóng viên tiền phương sau đó được điều đi học tại Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khóa học ông gia nhập quân đội, làm Đại đội trưởng tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai với nhiệm vụ mở đường qua vùng Tây Bắc, kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào. Lính Tây Tiến phần lớn đều là học sinh, sinh viên người Hà Nội. Một đoàn quân trí thức trẻ, hăng hái yêu đời.

tho tay tien

Năm 1948, trong khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III ở làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông) để tổng kết chiến dịch Tây Tiến, bài thơ Tây Tiến ra đời.

II. Hướng dẫn dàn ý chuẩn để phân tích bài thơ Tây Tiến

Cả bài thơ có 4 luận điểm chính, khi phân tích Tây Tiến, chúng ta cần làm rõ được 4 nội dung này.

1. Người lính Tây Tiến hành quân gian khổ giữa núi rừng Tây Bắc

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

…..

“Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”

Đây chính là nỗi nhớ về những ngày hành quân gian khổ nhưng cũng ấm áp nghĩa tình của đoàn quân Tây Tiến.

Câu đầu tiên bài thơ “Tây Tiến ơi” thốt lên đầy thân thương khi nhớ rừng nhớ núi, “nhớ chơi vơi”. Nỗi nhớ luôn thường trực, lơ lửng, bao trùm cả không gian lẫn thời gian.

Người lính trẻ hành quân giữa núi rừng hùng vĩ, đầy rẫy những hiểm nguy:

  • Sài Khao, Mường Lát nơi vùng biên giới thật hẻo lánh, xa xôi
  • Địa hình hiểm trở, gập ghềnh lại quanh co. Nhiều từ ngữ có ý nghĩa tạo hình ghê gớm: cả đoạn đường hết dốc này đến dốc khác, dốc “khúc khuỷu”, dốc “thăm thẳm”, cồn mây “heo hút” phủ dưới chân. Nguy hiểm lúc nào cũng luôn rình rập “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”.
  • Người lính trên đường hành quân không tránh khỏi “dãi dầu” mưa nắng, những cơn mưa như trút nước đến bóng dáng ngồi nhà cũng mất hút sau màn mưa.
  • Hình ảnh “súng ngửi trời” cho thấy được độ cao lưng chừng trời đầy nguy hiểm mà người lính đang hành quân. Hình ảnh này cũng thấy được cái hóm hỉnh của những người lính trẻ. Mặc kệ nguy hiểm, con người họ vẫn đầy chất thơ và lạc quan yêu đời.
  • “Chiều chiều”, “đêm đêm” ngày nào người lính cũng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy của chống rừng thiêng nước độc. Nào là “cọp trêu người”, nào là “thác gầm thét”, thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ man dại khiến người đọc phải rùng mình.

Khung cảnh người lính hành quân được tái hiện giữa núi rừng hiểm trở thật hào hùng, mạnh mẽ nhưng cũng đầy bi tráng.

Hình ảnh người lính nghỉ ngơi giữa chặn đường, màn trời chiếu đất, “không bước nữa”, “gục lên súng mũ”, “bỏ quên đời”.

Đây là hình ảnh ẩn dụ sâu sắc. “bỏ quên đời” là bỏ lại cả tuổi trẻ tuổi thanh xuân, sẵn sàng hành quân cứu nước. “bỏ quên đời” như một câu nói ngông cuồng, ngạo mạn của tuổi trẻ, mặc kệ tất cả, ta cứ vững bước chân theo lý tưởng của ta.

“không bước nữa”, “gục lên súng mũ” chỉ là ghi lại những phút nghỉ ngơi giữa chặng đường hay là người lính thật sự không thể bước được nữa, nghỉ ngơi vĩnh viễn cùng với núi rừng.

2. Người lính Tây Tiến hành quân gian khổ có người dân và thiên nhiên Tây Bắc bầu bạn

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

….

“Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”

Đoạn thơ là ký ức của nhà thơ về tình quân dân thắm thiết và những bức tranh thiên nhiên núi rừng đầy thơ mộng.

Qua quãng đường dài đầy trắc trở, những người lính cũng được gặp gỡ và trải nghiệm thế nào là quân dân một nhà.

phong canh tay tien

Đêm liên hoan thắm tình quân dân

  • Người lính trẻ còn lạc quan, yêu đời nên không khỏi say mê, bay bổng trong không khí ấm áp tình người của buổi liên hoan tưng bừng, rực rỡ.
  • Đêm liên hoan vui tưng bừng: “hội đuốc hoa”, điệu khèn, xiêm áo lộng lẫy, cô gái làng duyên dáng e ấp.
  • Người lính mê mẩn đến thất hồn “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Con người và thiên nhiên thơ mộng vùng Tây Bắc

  • Con người bình dị, ấm áp qua hình ảnh “dáng người trên độc mộc” và cũng duyên dáng “hoa đong đưa”
  • Con người hài hòa giữa thiên nhiên huyền ảo “chiều sương”, “hồn lau”

3. Chân dung thực sự của người lính trong chiến dịch hành quân Tây Tiến

Những người lính Tây Tiến vốn tuổi đời còn rất trẻ, là những học sinh, sinh viên đầy nhiệt huyết. Dưới ngòi bút của Quang Dũng, những người lính trẻ ấy vẫn hoàn nguyên tinh thần, tâm hồn lãng mạn của tuổi trẻ. Không những vậy, họ còn mang một trái tim anh dũng, ý chí kiên cường.

tay tien quang dung

Hình tượng người lính trên được hành quân được khắc họa lại một cách chân thực:

  • “không mọc tóc”, trang phục phủ “xanh màu lá” để ẩn nấp. Hình ảnh đoàn quân “không mọc tóc” có chút gây hài nhưng lại mang nhiều vẻ bi ai. Người lính hành quân giữa núi rừng bị sốt rét hành hạ, rụng hết tóc. Số khác thì cạo hết tóc đi cho thuận tiện hành động. “xanh màu lá” là màu xanh của cây lá, cũng là tuổi xanh, tuổi thanh xuân đầy hoài bão và ước vọng của người lính.
  • Dù thiếu thốn và gian khổ, họ vẫn giữ vững được ý chí và tinh thần mạnh mẽ “dữ oai hùm”
  • Là những người lính còn trẻ và yêu đời, tâm hồn của họ vẫn rất lãng mạn: “gửi mộng qua biên giới”, mơ “Hà Nội dáng kiều thơm”. Đây chính là động lực chiến đấu của họ, vì mục tiêu nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt - Lào, vì người thương nơi quê nhà.

Hình tượng người lính hào hùng bao nhiêu, sự hy sinh anh dũng của họ dàng bi tráng bấy nhiêu.

  • Người lính trẻ sẵn sàng cống hiến tuổi xuân của mình cho đất nước. Họ ra đi thanh thản nhẹ nhàng “chẳng tiếc đời xanh” nhưng người ở lại, người đọc lại tràn đầy đau thương. “áo bào thay chiếu”, “về đất”, mồ chôn “rải rác” ở biên cương nơi xa xứ.
  • Cả thiên nhiên cũng đau đớn thay cho họ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

4. Lời hẹn ước gắn bó với đoàn quân Tây Tiến

“Tây Tiến người đi không hẹn ước,

Đường lên thăm thẳm một chia phôi.

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Bốn câu thơ cũng là nỗi niềm nhớ thương cho những đồng đội đã bỏ lại tuổi xuân nơi biên giới xa xôi.

Người lính Tây Tiến một khi đã ra đi là quyết tâm “không hẹn ước”, không hối hận, vì đã đi “thăm thẳm một chia phôi”, họ chỉ biết một lòng vì quê hương đất nước. Thậm chí, những thanh niên trai tráng hành quân vào mùa xuân năm ấy, dù là người ra đi hay ở lại thì vẫn nhớ về Sầm Nứa năm nào.

hinh anh nguoi linh

Bài thơ Tây Tiến là hàng loạt những kỷ niệm, hồi ức khó quên của Quang Dũng trong quãng thời gian hành quân cùng đoàn quân Tây Tiến. Những thanh niên trẻ lạc quan yêu đời ấy đã vượt qua bao gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành sứ mệnh với tổ quốc.

Bài thơ đậm chất nghệ thuật lãng mạn với hình ảnh thơ sáng tạo, ngôn ngữ độc đáo, phong phú, giọng điệu khi tha thiết, khi hồn nhiên, khi bâng khuâng, khi trang trọng trầm lắng. Qua đó, tác giả đã xây dựng hình tượng người lính Tây Tiến anh dũng, hào hùng trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất bi tráng.

Bài viết nên đọc