Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Phân tích nhân vật Tràng qua những câu văn, từ ngữ và chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để hiểu hết được tâm trạng và phẩm chất tốt đẹp của nhân vật.

Qua đây, chúng ta có thể hiểu được lòng đồng cảm sâu sắc của tác giả với những cảnh nghèo đói khốn khổ của người nông dân lao động.

I. Khái quát hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Vợ nhặt

Truyện ngắn Vợ nhặt được viết vào năm 1955 và in lần đầu trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962. Ban đầu truyện có tên là “Xóm ngụ cư” nhưng bị mất bản thảo và phải viết lại nên đặt tên là Vợ nhặt.

Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân. Ông là cây bút chuyên viết những câu chuyện phản ánh hiện thực và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động ở vùng nông thôn.

II. Dàn ý phân tích nhân vật Tràng của Vợ nhặt

Tràng là đại diện cho hình ảnh người nông dân bình dị, mộc mạc mà nghèo khổ của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Nạn đói năm 1945 đẩy những người lao động nghèo vào cảnh bần cùng, sống dật dờ, chết không có chỗ chôn. Tràng và mẹ già cũng là một trong những nạn nhân của cái đói và nghèo.

Hai mẹ con là dân ngụ cư từ nên khác đến nên bị khinh bỉ, nhà ở cũng tồi tàn. Tràng làm nghề đẩy xe bò để kiếm sống, hai mẹ con cứ thế mà nương tựa vào nhau bấp bênh trôi qua ngày.

nhan vat trang

Tràng qua miêu tả của Kim Lân có ngoại hình xấu xí, thô kệch, mắt nhỏ, quai hàm bạnh ra. Tràng có thân hình cao lớn nhưng lại ngờ nghệch và vụng về, gia cảnh lại nghèo khó nên khả năng không thể nào lấy được vợ.

Phân tích nhân vật Tràng, chúng ta sẽ đi theo thứ tự tình huống xảy ra trong truyện từ khi Tràng gặp được vợ đến khi nhặt vợ về nhà và cuộc sống một nhà ba người.

1. Tràng và tình huống nhặt được vợ

Đây là một tình huống đáng thương hơn là đáng cười. Một anh chàng, xấu xí, ngờ nghệch, nghèo đói lại nhặt được cô vợ chỉ qua hai lần gặp gỡ.

Lần gặp đầu tiên, nói đùa với Thị như những người lao động nói chuyện với nhau để giảm đi mệt nhọc.

Lần thứ hai gặp, Tràng bị Thị mắng nhưng mà miệng thì cười toét, lại còn mời cô ăn dù mình cũng không mấy dư dả. Bữa cơm này có thể coi như là cảm ơn cô đã đẩy xe giúp anh, cũng cho thấy sự tốt bụng và hiền lành của con người cho dù có nghèo đói.

Sau khi Thị bất ngờ đồng ý về làm vợ, anh ban đầu nghĩ “… thóc gạo này mà còn đèo bòng” sau cũng tặc lưỡi "nhưng rồi cũng tặc lưỡi “chậc, kệ”. Anh biết phải thêm miệng ăn vào gia đình vốn đã nghèo khổ nhà mình rất khó nhưng khao khát hạnh phúc và thương yêu khiến anh chấp nhận cảnh ngộ.

Đã chấp nhận danh phận của người vợ nhặt, Tràng thể hiện được mình là người đàn ông chu đáo và có trách nhiệm bằng việc đưa Thị lên chợ tỉnh mua đồ. Tại đây, anh còn mua thêm mấy thứ mà vốn dĩ không cần thiết trong ngôi nhà cũ kỹ, cơ cực.

2. Tràng trên đường cùng vợ về nhà

Tràng vừa đi vừa cười tủm tỉm một mình, vẻ mặt phơn phởn, cảm thấy vênh vênh tự đắc. Qua những cử chỉ nhỏ đó, chúng ta có thể thấy được niềm hạnh phúc và hãnh diện của người đàn ông sắp lấy vợ. Cái lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền đã được nỗi khát khao về tình yêu thương bao bọc lại.

phan tich nhat vat trang

Tràng còn nghĩ đến viễn cảnh căn nhà sáng sủa hơn nhờ dầu đền về thắp. Nhặt được vợ có lẽ là bước ngoặt lớn trong đời anh, từ đây có lẽ cuộc sống của anh và mẹ già sẽ tươi sáng hơn một chút.

3. Tràng khi về đến nhà và ra mắt vợ với mẹ già

Vừa về đến nhà, Tràng liền xăm xăm đi vào dọn dẹp sơ qua, còn thanh minh do nhà không có hơi đàn bà chăm sóc. Đây là hành động ngốc nghếch đáng yêu mà chân thật, mộc mạc như cậu thanh niên mới yêu lần đầu. 

Đến đây, Tràng bắt đầu mới cảm thấy biết sợ. Anh lo rằng vợ sẽ bỏ đi vì thấy cảnh nghèo khó của mình, hạnh phúc vừa nhặt được sẽ vuột mất. Nghĩ đến đây, anh càng nôn nóng mong bà cụ Tứ mau trở về để thưa chuyện.

Anh đối diện với mẹ già mà đôn đả rào trước đón sau rồi lại trịnh trọng nói với mẹ rằng mình muốn cưới vợ. Giọng nói anh cũng tràn ngập sự run rẩy, lo lắng và căng thẳng trình bày lý do lấy vợ “phải duyên”của mình. Khi bà cụ Tứ đồng ý, anh liền thở phào nhẹ nhõm như giải quyết được một chuyện vô cùng vĩ đại của đời mình.

Tràng trong cái nghèo đói, khổ cực vẫn biết lễ nghĩa, phép tắc. Mặc dù bộp chộp đưa người về nhưng anh vẫn biết phải thưa chuyện với mẹ, được sự đồng ý của mẹ mới có thể sống chung với vợ.

4. Tràng và ngày đầu tiên sau khi lập gia đình

Sáng ngày hôm sau tỉnh dậy, Tràng càng nhận thức rõ hơn về việc mình đã cưới vợ. Anh nhận ra vai trò của Thị - vợ anh trong gia đình này. Anh cũng ý thức được về trách nhiệm của người đàn ông trụ cột trong nhà và anh cũng nghĩ đến tương lai cùng mẹ, vợ và những đứa con.

Ngôi nhà mọi khi hôm nay lại thay đổi kì lạ, nắng cũng rực rỡ hơn, ngôi nhà sáng sủa và ấm áp hơn. Đó là bởi vì tâm trạng hôm nay của Tràng vô cùng tốt, hôm nay anh đã có vợ.

Nghe câu chuyện của Thị, anh đã hình dung ra được con đường đi mới của mình. Đó là dấu hiệu của sự đổi đời, một trang mới sáng lạn hơi cho cuộc sống một nhà ba người trong tương lai.

Nhặt được vợ, Tràng có những suy nghĩ và hành động lạc quan, tốt đẹp hơn. Anh quên đi những cay đắng, cực khổ chấp nhận khốn khó và cùng người nhà vượt qua. Anh cũng bắt đầu có niềm tin hơn vào một ngày mai tươi sáng.

III. Điểm qua đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Vợ Nhặt

Nhờ nghệ thuật dẫn truyện và cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, chúng ta hiểu rõ hơn tâm trạng của nhân vật. Ngôn ngữ bình dị và gần gũi của người nông dân chân chất giúp ta thấm thía hơn nỗi khổ cũng thấu hiểu hơn khao khát về tình yêu và niềm tin vào tương lai sáng lạn.

Phân tích nhân vật Tràng chúng ta càng thấy được cái khốn cảnh của người dân lao động vào những năm của nạn đói đến cùng cực. Cho dù như vậy, người nông dân mộc mạc vẫn giữ lại cho mình những phẩm chất đáng quý, không bị cuộc sống và xã hội tha hóa.

Bài viết nên đọc