Thành phần biệt lập là gì? Kiến thức cần nắm vững để tránh sử dụng sai

Thành phần biệt lập được sử dụng rất nhiều trong văn học. Không chỉ xuất hiện trong các bài văn, bài thơ mà nó còn được ứng dụng trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Mặc dù phổ biến là thế, nhưng chưa hẳn ai cũng biết cách dùng như thế nào cho đúng và phù hợp. Cùng tìm hiểu về loại thành phần này ngay tại đây.

I. Định nghĩa thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập hiểu đơn giản nhất chính là thành phần có trong cấu tạo câu nhưng không tham gia vào việc diễn đạt cũng như ý nghĩa của câu.

thành phần biệt lập la gi

Chúng hoàn toàn bị tách biệt để biểu đạt một ý nghĩa riêng, nhưng điều đó không thừa. Trong tiếng Việt, mọi người thường xuyên ứng dụng câu có thành phần này.

Các thành phần biệt lập này mang lại cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên thú vị và đặc biệt hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp người sử dụng diễn đạt nội dung một cách thu hút. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng sao cho đúng cách và phụ hợp, bạn nên tìm hiểu kỹ về chúng.

II. Những loại thành phần biệt lập và ví dụ 

Thành phần biệt lập được chia thành 4 loại, cụ thể như sau:

1. Thành phần tình thái

Thành phần tình thái được sử dụng để giúp người viết, người nói thể hiện được quan điểm của chính mình. Có thể đặt chúng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu tùy theo trường hợp. 

Những từ ngữ để nhận biết là thành phần tình thái, được biểu đạt theo mức độ tăng dần như: Dường như - Hình như - Có vẻ như - Có lẽ - Chắc là - Chắc hẳn - Chắc chắn.

Ví dụ 1:

“Hình như hôm nay trời mưa to thì phải”. 

“Hình như” ở đây được xem là thành phần tình thái. Nó thể hiện ý nghĩa của người nói về sự việc chưa chắc chắn lắm. Kết hợp cùng với những từ ngữ khác giúp nội dung dễ hiểu và rõ ràng hơn.

Ví dụ 2:

Chắc là bạn đã quên hôm nay phải mang vở để học môn toán rồi.

“Chắc là” là thành phần biệt lập tình thái, biểu đạt được mức độ tin cậy khá cao của người sử dụng. Thể hiện được sự giận dỗi nhưng không quá căng thẳng của người nói. 

thanh phan tinh thai

2. Thành phần cảm thán 

Thành phần cảm thán thường được sử dụng để bộc lộ tâm lý hay cảm xúc như là buồn, vui, cười, khóc,... Chúng thường được đặt ở đầu câu.

Ví dụ: Ôi! Bạn có một chiếc bút mới thật là dễ thương.

Thành phần cảm thán trong câu này là “Ôi”

Cách phân biệt thành phần cảm thán với câu đặc biệt để biểu lộ cảm xúc:

  • Ví dụ 1: Ôi, hôm nay trời đẹp quá.
  • Ví dụ 2: Ôi! Hôm nay trời đẹp quá!

Mặc dù 2 câu ví dụ trên giống nhau về mặt ý nghĩa, nhưng về ngữ pháp thì lại khác. Hãy chú ý đến các ký tự được sử dụng trong hai ví dụ đã cho.

Trong ví dụ 1, người viết sử dụng dấu phẩy sau từ Ôi nên nó là một phần của câu. Vì vậy, ví dụ 1 đã sử dụng thành phần cảm thán.

Ở ví dụ 2, dấu chấm than được đặt ngay sau từ Ôi nên nó chính là 2 câu tách biệt. Do đó, câu ví dụ 2 là câu cảm thán hoặc dạng câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc.

Hãy cẩn thận và cân nhắc việc sử dụng các loại dấu câu trong tiếng Việt. Việc này giúp bạn tránh được những rủi ro và sai sót khi viết hoặc khi nói.

3. Thành phần gọi đáp

Mục đích chính của thành phần gọi đáp là để duy trì hoặc thiết lập 1 quan hệ giao tiếp. Nó không tham gia vào quá trình diễn đạt ý nghĩa và nội dung của của sự việc mà chỉ có tác dụng phân vai vế.

Nếu câu có những từ ngữ như ạ, ơi, này,... nhưng những từ này lại không tham gia diễn đạt nội dung của câu thì đây là thành phần gọi đáp.

Ví dụ:

Hiền ơi, cậu lấy giúp mình chiếc áo khoác nhé!

“Ơi” là thành phần gọi đáp, biểu thị việc người nói gọi và người nghe đáp lại.

Hãy nhắn tin cho tớ nếu cậu muốn mua chiếc áo này nhé!

“Hãy” ở đây là thành phần gọi đáp, tạo cảm xúc cho người nghe nhiều hơn.

thanh phan phu chu

4. Thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú là loại thành phần được thêm vào trong câu với mục đích chính là giải thích, liệt kê hoặc bổ sung nội dung chi tiết cho câu. Chúng thường được đặt ở giữa câu hoặc cuối câu. 

Thông thường, thành phần phụ chú sẽ được đặt giữa hai dấu phẩy, hai giấy gạch ngang, hai dấu ngoặc hay giữa dấu phẩy và gạch ngang. Chúng cũng có thể được sử dụng sau dấu hai chấm.

Ví dụ:

Như - Thành viên lớp 9/3, đã đạt giải nhất môn Ngữ Văn kỳ thi cấp thành phố vừa rồi.

“Thành viên lớp 9/3” là thành phần phụ chú bổ sung thêm thông tin chi tiết về nhân vật “Như”.

Những dấu hiệu nhận biết của các thành phần biệt lập

Các thành phần biệt lập có thể dễ dàng phát hiện ra thông qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Thành phần tình thái: Được phát hiện thông qua việc thể hiện cách nhìn của người nói, người viết đối với các sự việc được nhắc đến trong câu.
  • Thành phần cảm thán: Được nhận biết bằng cách thông qua sự bộc lộ những tâm lý trong câu hoặc những từ đặc biệt.
  • Thành phần phụ chú: Mục đích chính là dùng để bổ sung những chi tiết cụ thể, giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề được nêu.
  • Thành phần gọi đáp: Có thể phát hiện nhờ những mỗi quan hệ hoặc những từ có nghĩa gọi - đáp.

III. Cách phân biệt thành phần cảm thán và thành phần tình thái

Nếu bạn còn đang chưa biết cách phân biệt giữa thành phần cảm thán với thành phần tình thái, cùng tham khảo ngay tại đây: 

Giống nhau: 

  • Không tham gia vào quá trình diễn đạt nội dung và ý nghĩa của câu
  • Không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.

Khác nhau:

  • Thành phần tình thái được sử dụng để bày tỏ quan điểm cá nhân của người nói, người viết về sự việc được nhắc đến trong câu.
  • Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ, thể hiện cảm xúc của người nói.

Việc sử dụng các thành phần biệt lập là vô cùng cần thiết trong văn học Việt Nam. Nó giúp cho những câu văn, thơ trở nên có cảm xúc cũng như biểu đạt nội dung một cách rõ hơn. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, chúng khiến câu văn bị phản tác dụng. Và đặc biệt là tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để tránh những trường rủi ro nhé! Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mảng kiến thức này.

Bài viết nên đọc