Phân tích bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh chuẩn không cần chỉnh

Bài thơ Sóng là một trong những tác phẩm đặc sắc về tình yêu gắn liền với tên tuổi của Xuân Quỳnh đến hiện tại. Sóng - Xuân Quỳnh được viết năm 1967 nhân chuyến đi thực tế của Xuân Quỳnh ở biển Diêm Điền.

Tình yêu là một chủ đề được nhà thơ khai thác và lấy cảm hứng và đã thu hút và lấy đi rất nhiều sự đồng cảm từ người đọc. Với giọng ca da diết và đầy cảm xúc, Xuân Quỳnh đã khắc họa được tâm lý của người con gái đang nhớ nhung và khát vọng về một tình yêu tươi trẻ.

song xuan quynh

Tác giả đã sử dụng bút pháp tinh tế và những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc để khắc họa nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu giữa những con người bình dị thông quan hình ảnh những cơn sóng của biển cả. Ngoài ra, nhà thơ còn có nhiều tác phẩm về các đề tài đời sống, gia đình, tuổi thơ,.. mang đậm dấu ấn thời đại.

I. Đôi nét về nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Năm 13 tuổi, bà học múa nhưng sau đó lại chuyển sang yêu thích thơ ca.

Bà có thơ đăng báo từ năm 19 tuổi. Sau đó, bà tham gia lớp bồi dưỡng dành cho người viết văn trẻ của Hội Nhà Văn Việt Nam vào năm 1962-1964 để phát triển thành nhà thơ chuyên nghiệp.

Xuân Quỳnh được coi là một trong những nhà thơ nữ hàng đầu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20.

nha tho xuan quynh

Thơ của Xuân Quỳnh thường nói về những vấn đề nội tâm như kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình, hiện thực xã hội, sự kiện đời sống,... Thơ của bà phản ánh đời sống chân thực trong những năm đất nước còn chiến tranh chia cắt, còn nghèo và gian khổ.

Thơ Xuân Quỳnh không hào hùng, bi tráng mà chỉ là những nỗi niềm lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ nhưng phải ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn.

Xuân Quỳnh khéo léo biến hóa các chi tiết ngẫu nhiên quan sát được từ đời sống, cảm xúc nội tâm khiến chúng nên thơ, có sức gợi, sức ám ảnh kỳ lạ.

II. Các tác phẩm nổi bật của Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh ngoài làm thơ còn có viết truyện và dịch truyện. Nhưng các tập thơ của bà vẫn là nổi tiếng hơn cả, nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta nhớ đến thơ nhiều hơn là truyện.

Các tập thơ được xuất bản của Xuân Quỳnh

  • Tơ tằm, chồi biếc trong tập thơ in chung của NXB Văn học năm 1963
  • Hoa dọc chiến hào của NXB Văn học năm 1968
  • Gió Lào cát trắng của NXB Văn học năm 1974
  • Lời ru trên mặt đất của NXB Tác phẩm mới năm 1978
  • Bầu trời trong quả trứng trong tập thơ thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 1982
  • Sân ga chiều em đi của NXB Văn học năm 1984
  • Tự hát của NXB Tác phẩm mới năm 1984
  • Hoa cỏ may trong tập thơ 1989
  • Truyện Lưu, Nguyễn trong tập truyện thơ của NXB Kim Đồng năm 1983
  • Thơ viết tặng anh của NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh năm 1988
  • Bài dịch được xuất bản của Xuân Quỳnh
  • Bố ơi, bố làm con sợ đi, dịch từ bộ truyện tranh của tác giả Tamara Đăngblông, NXB Kim Đồng năm 1989.

Những bộ truyện được xuất bản của Xuân Quỳnh

  • Bao giờ con lớn, bộ truyện tranh của NXB Kim Đồng năm 1975
  • Mùa xuân trên cánh đồng của NXB Kim Đồng năm 1981
  • Bến tàu trong thành phố của NXB Kim Đồng năm 1984
  • Vẫn có ông trăng khác, tập truyện ngắn của NXB Kim Đồng năm 1988

III. Tìm hiểu và phân tích bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh

Bài thơ Sóng là bài thơ thứ 9 nằm trong tập thơ Hoa dọc chiến hào xuất bản năm 1968 (NXB Văn học).

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Trong những đoạn đầu của bài thơ, nhà thơ miêu tả "sóng" với những sắc thái đối lập “dữ dội”, “dịu êm”; “ồn ào”, “lặng lẽ”. Thông qua những biểu hiện về trạng thái của sóng để thể hiện 2 cung bậc cảm xúc dữ dội của một người khi yêu.

con song

Tình yêu là sự dung hòa những sắc thái tình cảm tưởng chừng như đối lập nhưng lại hòa hợp, thống nhất hơn bao giờ hết. Tình yêu vốn dĩ không có quy luật nên lý trí cũng không giải thích được.

Khi bước vào tình yêu, bất cứ ai cũng “không hiểu nổi mình”, không kiểm soát được những cảm xúc và hành động của bản thân. Trong bài thơ, những con sóng được phép nhân hóa thổi hồn, có được tâm tư, tình cảm của con người.

Sóng không bao giờ chấp nhận giới hạn chật chội, vì vậy, khi không được hiểu, khi không tìm thấy được sự đồng điệu, nó tìm ra đại dương mênh mông. Sóng cũng như người ta khi đang yêu, luôn hướng đến nơi ngọn nguồn tình yêu của họ.

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Tình yêu cũng có rất nhiều cung bậc cảm xúc, có dữ dội, mãnh liệt, hết mình với những nhớ nhung, có dịu dàng, hài hòa, có hài hước, lãng mạn và đôi khi cũng ghen tuông, giận hờn vô cớ. Nhà thơ đã thông qua quy luật của tự nhiên để thể hiện những nỗi khát vọng của tình yêu. Con sóng từ những ngày đầu tiên, những ngày xưa và ngày sau vẫn thế, vẫn như tình yêu luôn bồi hồi và rạo rực.

Sóng muôn đời vẫn là sóng, tình yêu vẫn muôn đời là tình yêu. Hai khía cạnh có những đặc điểm rất giống nhau, vẫn dữ dội, ồn ào, vẫn dịu êm, lặng lẽ, chẳng bao giờ chịu đứng yên. Bởi tuổi trẻ luôn khát khao và mơ ước về một tình yêu đẹp đẽ và điên cuồng.

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?”

Tình yêu là sóng biển, là gió trời, nó hồn nhiên như thiên nhiên và cũng thật khó hiểu. Có đôi lúc, những người đang yêu cũng chợt nhìn lại về tình cảm của mình “trước muôn trùng sóng bể” và rồi lại tự hỏi chính bản thân mình “từ nơi nào sóng lên?”.

Phải chăng là “Sóng bắt đầu từ gió” hay là từ ngọn nguồn nào khác. Họ tự mình bộc bạch và tự vấn tình yêu của mình có phải bắt đầu từ “gió” hay không. Thế thì “Gió bắt đầu từ đâu?”

“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ và phân vân. Đến câu hỏi “Khi nào ta yêu nhau” thì người phụ nữ dường như trở lại với nỗi băn khoăn ban đầu.

song bat dau tu gio

Em và anh yêu nhau bao giờ nhỉ? Những bạn trẻ đang yêu và đắm say trong tình ái luôn thích hỏi câu này nhưng rồi có mấy ai lý giải được. Chính vì không thể lý giải rõ ngọn ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và là cái đích để cho muôn người đi tìm và khám phá.

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Tình yêu đến một cách ta không mong đợi và bất ngờ nhất để rồi sợ hãi và lo sợ rằng nó sẽ ra đi bật chợt như vậy. Chính vì quá yêu, con người ta luôn khát khao chiếm hữu đối phương cho mình.

Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong cảm nhận của ý thức mà còn gắn chặt với con người đang yêu trong cả tiềm thức - trong mơ. Nỗi nhớ không chỉ khiến em bồi hồi xốn xao khi làm bất cứ việc gì mà nó còn đi vào trong giấc ngủ của em khiến em thao thức cả trong mơ.

song du

Câu thơ “cả trong mơ còn thức” là cả một nghịch lý nhưng nó lại diễn tả được vị ngọt ngào mê đắm của tình yêu. Tình yêu làm đảo lộn suy nghĩ, đảo lộn nhịp sống, nhưng ai cũng nguyện ý được sa lầy trong đó.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh rất giàu giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Về nội dung, Sóng - Xuân Quỳnh mang lại cảm giác bình yên, hồn nhiên và nhẹ nhàng đến lạ nhưng vẫn không kém phần bay bổng và lãng mạn. Tất cả đã nên một chất thơ tình rất Xuân Quỳnh - giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng.

Về nghệ thuật, bài thơ vận dụng nhuần nhuyễn và có hồn các thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập… nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. 

Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, ta càng ngưỡng mộ những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì tình yêu.

Bài viết nên đọc