Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ là một trong những đề bài hay gặp khi phân tích truyện ngắn Vợ nhặt. Bà cụ Tứ là nhân vật tiêu biểu đại diện cho sự nghèo đói, bần cùng của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

Trong tác phẩm Vợ nhặt, bà là người mẹ thương con nhưng lực bất tòng tâm, giữa cảnh bần hàn cơ cực, bà vẫn toát lên được vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động.

I. Giới thiệu về Vợ Nhặt và tác giả Kim Lân

Kim Lân là một cây bút văn học hiện thực. Tác phẩm Vợ nhặt là một trong những tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống nghèo khổ cùng cực của người dân ở vùng nông thôn Việt Nam.

vo nhat

Nhân vật bà cụ Tứ là đại diện cho người nông dân, người mẹ nghèo khổ nhưng vẫn mang trong mình những đức tính tốt đẹp.

II. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua các tình huống trong truyện

Trước khi phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ, chúng ta cần giới thiệu sơ lược về hình ảnh nhân vật qua ngòi bút của tác giả.

1. Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ

Dưới ngòi bút miêu tả của Kim Lân, nhân vật bà cụ Tứ hiện lên đầy chân thực và rõ nét. Bà có dáng đi lọm khọm, chậm chạp, tay chân run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng còn lẩm nhẩm tính toán trong miệng theo thói quen của người già.

ba cu tu

Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo khổ, già nua và ốm yếu. Vì là dân ngụ cư nên bị dân bản sứ coi rẻ. Bà chỉ nương tựa vào mỗi anh con trai là Tràng - hàng ngày kiếm sống bằng nghề phụ kéo xe. 

2. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ - diễn biến tâm trạng qua tình huống truyện

Để phân tích nhân vật bà cụ Tứ, chúng ta tập trung mô tả và cảm nhận về diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ xoay quanh việc con trai bà nhặt được vợ.

2.1 Khi vừa thấy người phụ nữ lạ trong nhà

Bà cụ Tứ rất nhạy cảm, đối diện với sự đon đả của cậu con trai ngờ nghệch, bà đã bắt đầu nảy sinh tâm lý bất an và hồi hộp. Khi vừa nhìn thấy Thị, bà liền “đứng sững lại”, “hấp háy cặp mắt”.

Bà cụ không hề biết trước được rằng con trai mình đã nhặt được một người vợ. Thái độ và hành động của bà là biển thị cho sự ngạc nhiên tột độ và vì ở trong tình thế bị động nên bà không biết nói gì hơn.

2.2 Khi đã hiểu ra mọi việc

Với hành vi tự tiện dẫn về một người phụ nữ xa lạ đòi cưới làm vợ, bà cụ Tứ vẫn rất điềm tĩnh, không la mắng hay lớn tiếng mà chỉ “cúi đầu nín lặng”. Diễn biến tâm trạng và phản ứng của bà khiến cho người đọc vô cùng xót xa.

Phải nói, tâm trạng của bà cụ Tứ vô cùng hỗn loạn, là vừa thương, vừa tủi, vừa cảm thương, vừa vui mừng, vừa lo lắng. Là một người góa phụ sống hơn nửa đời người, chịu đựng bao khổ cực, đắng cay, bà không thể nào vô ưu, vô lo như Trang được.

Bà thương và buồn tủi cho đứa con trai duy nhất của mình đến vợ cũng không thể cưới một cách tử tế mà phải đi nhặt. Bà cũng tủi cho chính bản thân mình quá vô dụng, không thể lo cho con trai được cưới vợ một cách chu đáo.

Nhưng giờ thì thằng con của bà cũng có vợ rồi. Bà vui lắm. Bà vui vì thằng con bà cục mịch, nghèo đói mà cũng có người chịu cưới nó. Bà vui đến không kìm được nước mắt, “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt”.

tam trang ba cu tu

Chính là bà đang khóc, vì vừa mừng vừa tủi, lại vừa thương. Sau này, con dâu mình với thằng con mình có nuôi nổi nhau không. Rồi trong cái cảnh nghèo túng quẫn này lấy gì để cúng tổ tiên, trình làng khi con trai cưới vợ. Càng nghĩ, bà càng xót xa, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

Tuy lo lắng, nhưng bà cũng biết rõ hoàn cảnh của nhà mình, bà tự nhủ: “Có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được..”.

Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ, chúng ta cũng dễ hiểu, bà đã chấp nhận người con dâu nhặt này. Bà nói Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá!...” rồi “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”.

Bà còn khuyên hai đứa phải yêu thương và ăn ở hòa thuận với nhau, cùng nhau làm ăn để vượt qua khốn khó. Chỉ qua lời nói, nhưng chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu thương chân thành của người mẹ dành cho con dâu, con trai của mình.

2.3 Tâm trạng bà cụ Tứ ngày hôm sau

Sáng hôm sau là ngày đầu tiên của cuộc sống mẹ chồng nàng dâu, một nhà ba người. Tuy bà cụ vẫn còn tủi, còn lo nhưng bà vẫn cố gắng vui vẻ cho con và dâu cũng vui vẻ theo.

Gương mặt của bà “rạng rỡ hẳn lên” rồi bà lo thu dọn, quét tước nhà cửa cùng con dâu. Bà sửa sang, dọn dẹp lại nhà cửa, giẫy sạch cỏ trong vườn. Bữa sáng ba người đầu tiên, bà đãi cả nhà món cháo loãng và nồi chè đắng chát.

ba cu tu

Trong bữa cơm, bà luôn nói chuyện với con về những niềm tin tốt đẹp trong tương lai. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời, “Rồi ra may mà ông giời cho khá…” thì “con cái chúng mày về sau”,....Những chuyện vui vẻ, sung sướng của tương lai cũng chính là hy vọng và mong ước của bà dành cho các con mình.

Cho dù cuộc sống khắc nghiệt tàn bạo đầy đọa mẹ con bà nhưng bà vẫn yêu thương và chăm lo cho con cái. Bà kể chuyện làm ăn, chuyện nuôi gà, tươi cười múc “chè” cho con dâu, không vì cái khổ của bản thân mà làm khổ cả con cả dâu.

III. Tổng kết về nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ trong Vợ nhặt là tiêu biểu cho những người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hết lòng thương yêu con cái và thương những cảnh đời tội nghiệp. Dù sống trong những tăm tối của hiện thực nhưng bà vẫn nung nấu một ý chí mãnh liệt, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng và hạnh phúc gia đình.

Kim Lân với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo và khắc họa nhân vật tỉ mỉ đã tạo dựng được nhân vật bà cụ Tứ vô cùng đặc sắc. Bút pháp miêu tả thế giới nội tâm nhân vật tinh tế, nội dung cảm động, câu từ mộc mạc chạm đến trái tim người đọc. Nó khiến chúng ta phải khóc, phải cười, phải lo lắng theo dòng cảm xúc của nhân vật.

Bài viết nên đọc