Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ - Chất tình thiên nhiên hòa quyện cùng nội tâm nhân vật

Nhắc đến thi sĩ Hàn Mặc Tử không ai không nhớ đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Kiệt tác của thi sĩ được đánh giá là một trong số tác phẩm xuất sắc nhất trong phong trào Thơ mới vào đầu thế kỷ XX.

I. Giới thiệu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ban đầu được đặt tên là “Ở đây thôn Vĩ”. Bài thơ được sáng tác vào năm 1938 và in trong tập Thơ Điên (về sau có tên là Đau thương) sau khi nhà thơ qua đời.

Bài thơ được lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của nhà thơ với bà Hoàng Cúc - cô gái quê thôn Vĩ. Bài thơ được nhiều nhạc sĩ lấy cảm hứng để sáng tác các bài hát cực hay.

day thon vi da

Cuộc đời của Hàn Mặc Tử đầy rẫy những giây phút đau thương. Thế nhưng vượt lên tất cả, ông thả hồn mình vào từng vần thơ. Những nỗi đau là động lực để ông thăng hoa viết nên tuyệt bút thơ ca đầy da diết.

Đây thôn Vĩ Dạ - Bài thơ ẩn chứa tình yêu da diết, đượm buồn hoà quyện giữa cảnh đẹp thiên nhiên tráng lệ. Mỗi vần thơ như một mũi kim chạm khẽ vào tâm trí người đọc. Bài thơ không chỉ là tuyệt bút về nội dung mà nó còn tuyệt tác ở nghệ thuật hình ảnh, câu chữ, âm điệu.

II. Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Mở đầu bài thơ là một lời trách cứ, hờn giận dịu ngọt của nhân vật trữ tình dáng hình hài một câu hỏi. Một câu hỏi! Chỉ một câu hỏi thôi chứa chan biết bao nhiêu là yêu thương, là đợi chờ. Đây còn là một lời nhắc nhở để khơi gợi lên nét đẹp của xứ Huế mộng mơ.

Huế đã có trong bao bài thơ, bao câu hát. Với mỗi người mảnh đất Huế yêu thương có nét đẹp riêng, hấp dẫn riêng. Với Hàn Mặc Tử, bức tranh thôn Vĩ được hiện hữu thật giản dị mà đầy bình yên.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Tuyệt tác thôn Vĩ mộng mơ được khắc hoạ thật đẹp dưới buổi sớm mai tràn đầy sức sống. Khung cảnh sao mà bình yên quá. Từ xa, những ngọn cau đang vươn mình đón lấy ánh nắng ban mai đầy rực rỡ. Hàng cau như lời vẫy gọi, chào đón từ xa.

Trước khu vườn xanh mướt của thôn Vĩ, nhà thơ đã bật lên tiếng lòng “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Sớm mai, sương đêm vẫn tan hết, vẫn còn đọng lên trên những ngọn rau, cây cỏ trong vườn.

Và kìa thấp thấp sau rặng trúc là gương mặt thiếu nữ hiền hậu đầy duyên dáng, thoát ẩn thoát hiện. Chỉ 4 từ “lá trúc che ngang” đủ để nhà thơ vẽ nên nét đẹp đầy tài tình cô gái Huế. Không hiếm lần, Hàn Mặc Tử đã nói về mối tình giữa trúc và thiếu nữ, như bài Mùa xuân chín:

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý nhị và thơ ngây

Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ được Hàn Mặc Tử khắc hoạ chân thật. Độc đáo nhất là hình ảnh so sánh (xanh như ngọc) và ẩn dụ (mặt chữ điền) được ông sử dụng sắc sảo. Cảnh và người thôn Vĩ Dạ hoà quyện vào nhau đầy tình tứ.

Bức tranh ấy không dừng lại đó, gió, mây, sông và hoa được ông miêu tả đầy sống động. Ở khổ thứ hai, những vần thơ diễn tả nỗi sầu muộn, nỗi nhớ mong đầy thực mà không kém phần hư ảo.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Gió và mây, mỗi nơi một ngã, cứ lang thang mà chẳng thể nào gặp gỡ, đồng hành cùng nhau. Phải chăng gió và mây chính là tình yêu thương xa cách giữa ông và cô gái Huế. Tâm hồn u buồn đang phảng phất nơi đây với nỗi niềm đầy mặc cảm. Không còn giọng thơ tươi mới, dòng sông Hương giờ đây đã quạnh quẽ, xa xăm. 

day thon vi da

Nỗi buồn sẵn có càng thêm buồn hơn, khắc khoải nhiều hơn với hình ảnh con thuyền, sông trăng, bến đò. Không gian trăng được nhiều thi sĩ diễn tả nhưng có lẽ chưa bức tranh nào về trăng u buồn như viễn cảnh Hàn Mặc Tử.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Một câu hỏi đầy day dứt, đầy lo lắng như chính số phận của ông. Giờ đây, ông đang chạy đua từng giây, từng phút với thời gian. “Kịp” sao xót xa đấy vậy, nỗi niềm xót thương đến tận cùng. Liệu rằng có còn kịp để ông hối tiếc, để ông được gặp lại người xưa dù chỉ một lần.

Hình ảnh hư ảo của ánh trăng gắn liền với câu hỏi tu từ cuối đoạn tạo nên điểm sáng. Từng câu từ, hình ảnh chạm sâu vào trái tim người đọc, đầy day dứt và thấm đẫm u sầu.

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra

Giờ đây là hình bóng của “khách đường xa” thoắt ẩn thoắt hiện, mờ ảo. Điệp khúc “khách đường xa” ấy diễn tả sự trông ngóng đến tha thiết không ngừng. Sự xa cách ấy cả về không gian, về thời gian và phải chăng về cả tình cảm. Phải chăng chỉ có trong mơ ta và nàng mới được gặp nhau? Nhịp thơ 4/3 càng làm cho nỗi niềm ấy trở nên tha thiết hơn.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Bức tranh mờ ảo giữa sương khói mờ mờ ảo ảo một lần nữa nói lên tâm trạng nhà thơ. Đâu chỉ là mờ ảo của sương khói mà còn là ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết mà chính ông đang phải đối diện. Càng cố níu giữ chẳng được gì bởi tất cả chỉ là hư vô.

Trong không gian sương khói ấy, phải chăng tình người cũng nhạt nhòa dần đi. Liệu rằng tình cảm có đậm sâu hay không, hay chỉ là níu giữ của riêng ông?

Một tiếng “ai” đậm chất ai oán, một tiếng than của chính nhà thơ đã trải vào vô vọng. Một câu hỏi chẳng bao giờ có lời kết cứ lửng lơ không thôi như màn sương khói đang lơ lửng. 

Trong bài thơ, có đến 4 lần lặp lại từ “ai”. Mỗi cảnh xuất hiện “ai” đều mơ ảo, xa vắng mà không kém phần chua xót. Tiếng ai như sự hy vọng đầy tha thiết để rồi bỏ ngỏ, càng về sau, nỗi đau ấy càng lên cao trào. Cảnh vật đẹp thật, huyền ảo thật, mênh mông thật nhưng sao đầy nỗi u buồn. Mỗi cảnh vật hòa quyện cùng nhân vật ai là nét đẹp, dẫu tình yêu có buồn nhưng không bi luỵ, ngược lại đầy ấm áp chứa chan.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Hàn Mặc Tử đã tạo nên tuyệt phẩm Đây thôn Vĩ Dạ đầy tài tình. Bức tranh đẹp về cảnh và người xứ Huế mộng mơ được thi sĩ khắc hoạ nên thơ mà tràn đầy sức sống.

Ẩn chứa trong từng câu từ da diết ấy là nỗi đau về thể xác, về số phận. Nhưng không ông đã vượt lên tất cả để thể hiện tình yêu tuyệt đẹp, tâm hồn đau thương nhưng không tầm thường. Hàn Mặc Tử - đóa hoa thơm ngát và thuần khiết với sức sống mãnh liệt mà ai cũng phải ngưỡng mộ.

Bài viết nên đọc