Phân tích Chiều tối của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài thơ Chiều tối là một bài thơ rất hay thể hiện khung cảnh hoàng hôn và hình ảnh người thiếu nữ lao động vô cùng tươi đẹp. Cùng tìm hiểu thêm về bài thơ qua bài phân tích dưới đây nhé.

phan tich chieu toi

I. Tâm sự của tác giả vào buổi chiều tối

Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Đứng trước thời điểm cuối ngày, chiều tối lòng người bỗng dưng cô đơn, trống trải, cảm giác mệt mỏi bao trùm. Những cánh chim cuối ngày cũng tìm được chỗ trú ngụ, được nghỉ ngơi còn tác giả vẫn bị xiềng xích, gông cùm chờ đợi ở nơi ngục tù tăm tối. 

Tục ngữ thường có câu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, cảnh vật hiện rõ cho chúng ta thấy tác giả đang rất buồn, một nỗi buồn mang mác giống như cảnh vật lúc chiều tối. Lúc sáng tác bài thơ này tác giả chúng ta Hồ Chí Minh đang là một tù nhân vô duyên vô cớ bị Tưởng Giới Thạch bắt giam. Đôi mắt thì đã mờ, chân thì yếu, tay thì đeo xiềng xích vẫn đang lê bước trên con đường dài nhưng người vẫn không một lời than vãn.

Tác giả vẫn thả hồn vào thiên nhiên vào cảnh vật xung quanh để cảm nhận và vẽ lên bức tranh đầy tuyệt đẹp ấy. Với một ý chí vẫn mãnh liệt và một niềm tin về ngày mai tươi đẹp.

Dù ta có bị kìm hãm thì ánh nhìn, đôi mắt vẫn hướng về cảnh vật, vẫn hiên ngang bước về phía trước. Tâm trí luôn hướng về quê hương về đất nước. Qua đó chúng ta thấy ý chí sắt đá và nghị lực rất phi thường cùng với phong thái ung dung và niềm tin sâu sắc vào con đường cách mạng của Hồ Chí Minh.

Chỉ với hai câu thơ mở đầu với bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp với vài nét chấm phá, độc giả cảm nhận được không gian và nỗi lòng tác giả muốn gửi gắm. Sử dụng cảnh chim thì không có gì là xa lạ với thơ ca nhưng với Hồ Chí Minh lại khác, cảnh chim của Bác là biểu tượng của sự tự do, của hòa bình. Là cảnh chim chao lượn trên không làm chủ cả không gian ấy. Cánh chim bay, chòm mây ây rồi cũng quy tụ về tương lai và về ánh sáng.

II. Hình ảnh con người vào lúc chiều tối

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Dịch thơ:

Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.

Hai câu thơ cuối tác giả lại chuyển cảnh cho chúng ta quay về hiện thực cuộc sống của người dân lao động. Cụ thể hơn là cảnh cô thôn nữ đang xay ngô với vẻ đẹp khỏe khẳn, sự trẻ trung tràn đầy sức sống. Sau khi màn đêm buông xuống thì cô gái của chúng ta cũng đã làm việc xong. Ánh nắng tắt hẳn trong màn đêm sẽ có những ánh lửa ấm áp, soi sáng.

Ngọn lửa ấy, bếp than hồng ấy có sức sống lan tỏa, xua tan một màn đêm tăm tối, giúp cho đêm tối bớt hiu quạnh, vắng vẻ hơn. Ngọn lửa hồng ấy còn xua tan đi khoảnh khắc lạnh lẽo, buốt giá của cõi lòng con người. Ngọn lửa hồng ấy bùng lên khát khao và ý chí quyết tâm của người chiến sĩ cách mạng giữa chốn lao tù cùm kẹp. Vì thế lòng người rừng man mác buồn vì buổi chiều ấy lại được ấm lại cùng với ngọn lửa kia.

Hai câu thơ sau đã tô vẽ được hình ảnh con người làm chủ được không gian, thời gian, xua đi sự cô đơn, vắng vẻ của thiên nhiên nơi đây. Ngoài ra ý thơ còn thể hiện sức sống mãnh liệt và khát khao của một người thi sĩ.

Bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ mà Người cho chúng ta thấy một buổi chiều tối thật nhiều màu sắc. Từ cảnh vật xung quanh, những chú chim, những đám mây đến cô gái ấy. Tất cả hòa quyện thành một bức tranh hoàn hảo cho một buổi chiều quê bình dị.

Mộ (chiều tối) là một tác phẩm theo thể thơ đường luật lấy cảnh tả người, lấy động tả tĩnh. Trong bài thơ không hề có từ ngữ nào nói về chủ đề trữ tình những độc giả vẫn cảm nhận được ánh mắt, tấm lòng của người thi sĩ ấy.

Chiều tối là một bài thơ mang phong cách cổ điển đầy hiện đại. Hiện đại ở chỗ tác giả đã vận động hình tượng thơ nhất là ở tư tưởng, tấm lòng của người thi nhân. Con người vẫn ung dung, tự tại ngắm nhìn cảnh vật và cảm nhận cuộc sống xung quanh trong lúc tay chân vẫn đeo xiềng xích, bước chân vẫn nặng nề đi về phía trước. 

Bài viết nên đọc