Phân tích Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được in trong tập truyện “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Những sáng tác của ông luôn thể hiện được cái nhìn đúng đắn và sự trăn trở về cuộc sống và con người. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả thể hiện cuộc sống như thế nào? Tìm hiểu qua góc nhìn của nhà văn.

I. Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn và súc tích giúp người đọc hiểu được khái quát của truyện. Từ đó, chúng ta có cái nhìn tổng quan toàn diện về tác phẩm, lấy đó làm cơ sở để phân tích các tình huống bên trong câu chuyện.

Nghệ sĩ - nhiếp ảnh gia - cựu thanh niên tham gia chống Mỹ cứu nước - Phùng phải về vùng biển miền Trung để chụp bộ ảnh lịch ngày Tết theo lời của cấp trên. Cảnh biển đẹp đẽ với sương mai hồng hồng, con thuyền xa xa như ẩn như hiện. Khung cảnh đẹp đẽ của biển mai mang lại cho anh một bộ ảnh đắt giá, anh vô cùng hài lòng với thành quả này sau nhiều ngày quan sát và tác nghiệp.

nguyen minh chau

Tuy nhiên, con thuyền ngoài xa từ từ lại gần và Phùng chứng kiến một bi kịch của gia đình. Đó là cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ con, cảnh đứa con vì thương mẹ mà chống trả lại bố. Nhiều ngày sau, cảnh tượng như vậy cứ lặp đi lặp lại, Phùng không thể chịu được nữa nên đứng ra ngăn cản và bị đánh bị thương, phải vào chữa trị ở trạm xá.

Phùng và người bạn của mình - Đấu muốn giúp đỡ người đàn bà kia nhưng bà lại van xin để không phải bỏ chồng. Cả Phùng và Đấu đều ngỡ ngàng nhưng sau khi nghe câu chuyện của chị, cả hai mới vỡ lẽ ra. Trong lời kể của chị, lão chồng kia chỉ vì quá khổ mà sinh bạo lực, nếu chị mà bỏ chồng thì cả hai mẹ con cũng không biết đi về đâu, làm gì để kiếm sống.

chiec thuyen ngoai xa

Phùng rời đi cùng với bộ ảnh Chiếc thuyền ngoài xa cực lung linh cho tờ lịch mới. Mỗi lần nhìn thấy bức ảnh hoa lệ đó, anh lại không nhìn thấy cái vẻ hào nhoáng của nó nữa mà là hình ảnh người đàn bà nghèo khổ và cam chịu trên con thuyền lam lũ cùng chồng con.

II. Nội dung cần phân tích trong truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Phân tích Chiếc Thuyền Ngoài Xa, chúng ta cần đi sâu vào ba nội dung chính mà tác giả đưa ra trong truyện. Từ đó rút ra được những bài học về chân lý của cuộc sống và nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm.

Nội dung 1: Phát hiện của nhiếp ảnh gia Phùng tại làng chài ven biển

Trong quá trình chụp hình chuẩn bị bộ ảnh lịch cho năm mới, nghệ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Phùng đã có được hai phát hiện vô cùng đắt giá. Một là cảnh đẹp buổi sớm trên biển, hai là cuộc sống đầy nghịch lý bước ra từ chính bức tranh đẹp đẽ ấy.

Cảnh đẹp thiên nhiên vùng biển buổi sáng sớm

Phùng là một nghệ sĩ say mê nghệ thuật thật sự. Khi vừa thoáng nhìn qua, anh đã biết được đậy chính là cảnh đắt trời cho ban tặng. Cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên được anh ví von như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Một cảnh đẹp đơn giản nhưng lại quý giá vô cùng.

canh dep buoi sang som

Trước cái đẹp, chàng nghệ sĩ cảm thấy bối rối và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Trước cái đẹp, anh cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Đây là cảm giác mà chỉ những người thực sự biết cảm nhận và hưởng thụ nghệ thuật mới có được.

Bức tranh cuộc sống đầy nghịch lý

Chính từ trong bức tranh đẹp đẽ mà Phùng chụp được, một cuộc sống đầy xấu xí phơi bày, phá tan hết mọi chất thơ và sự lung linh, kỳ diệu vốn có. 

Anh nhìn thấy trên con thuyền nhỏ mờ ảo trong sương sớm là cảnh người chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, vừa đánh vừa chửi rủa. Người vợ chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng, không hề chống trả hay chạy trốn. Đứa con vì thương mẹ mà đánh trả lại người bố nhưng không thể làm cho mọi chuyện khá hơn.

Trước tình cảnh này, Phùng chỉ biết há hốc mồm mà nhìn. Anh quá đỗi ngạc nhiên đến câm nín trước bản chất của cái đẹp mà anh vừa tôn sùng. Đây chính là cái khác biệt giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong nó. Chúng ta chẳng thể nào biết hết rõ ràng được mọi việc, nên đừng vội đánh giá chỉ bằng vẻ bề ngoài.

Nội dung 2: Câu chuyện của người vợ và gia đình hàng chài

Người vợ mặc dù vậy nhưng vẫn không chịu ly hôn với chồng. Chị còn quỳ lạy van xin chánh án Đẩu “con lạy quý tòa ...đừng bắt con bỏ nó”. 

Qua lời kể của chị thì “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”. Chị không thể tự mình nuôi nấng được trên dưới 10 đứa con, chỉ nhờ vả hết vào chồng. Người đàn ông kia cũng chỉ là nạn nhân của cuộc sống quá đói khổ, bần hàn.

Hoàn cảnh gia đình của người đàn bà ấy có là chỉ là một trong vô số kiếp người bị cái khổ, cái đen đủi đeo bám và dồn đến chân tường. Nhưng may thay, trong chị vẫn là một tâm hồn vị tha, tình yêu thương và cảm thông sâu sắc.

nguoi vo va gia dinh chai

Sự thay đổi thái độ của Phùng và Đẩu trước và sau khi nghe người vợ kể chuyện từ giận dữ bất bình rồi lại cảm thấy “một cái gì vừa mới vỡ ra”. Chính là vỡ ra một bài học về cách nhìn nhận sự vật sự việc. Mỗi người chúng ta cần có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sát hơn, đừng chỉ nhìn hiện tượng mà đánh giá bản chất.

Nếu nhìn ở một khía cạnh khác, tác giả cũng muốn nói lên suy nghĩ của mình về nạn vũ phu, bạo lực gia đình, muốn lên tiếng bảo vệ cho những đứa trẻ phải sống trong cảnh bạo lực từ nhỏ. Người vợ đáng thương nhưng cũng quá yếu đuối, vị tha và cảm thông của chị chỉ là cái cớ cho sự nhu nhược của bản thân. 

Nội dung 3: Bức ảnh và cảm nhận của Phùng sau khi về tòa soạn

Bộ ảnh Chiếc thuyền ngoài xa trong sương mai hồng hồng của anh được chọn làm ảnh lịch cho năm mới. Tuy nhiên, con người nghệ sĩ như anh hiện tại đã thấu hiểu được thế nào là nghệ thuật không bao giờ tách rời cuộc sống.

Anh nhìn vào bức tranh không chỉ thấy được khung cảnh mỹ lệ của thiên nhiên mà còn nhìn thấy cuộc sống lam lũ khổ cực của người đàn bà hàng chài. Đó chính là nghệ thuật vì nghệ thuật, nghệ thuật vì nhân sinh.

chiec thuyen ngoai xa

Truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho chúng ta một bài học về cách nhìn đúng đắn đối với cuộc sống và con người. Tình huống truyện bất ngờ, tính cách nhân vật rõ ràng, sắc sảo càng mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm. 

Bài viết nên đọc