Quê hương Phạm Ngũ Lão là ở đâu?

Nhắc đến những vị trường nhà Trần, chắc chắn cái tên Trần Hưng Đạo sẽ xuất hiện ngay trong suy nghĩ mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng Phạm Ngũ Lão khi ấy danh tiếng chỉ xếp sau Hưng Đạo vương. Mời các bạn cùng tìm hiểu về vị tướng tài trong bài viết dưới đây.

I. Cuộc đời của Phạm Ngũ Lão

Theo nhiều cuốn sách và điển tích khác nhau, Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo dưới thời nhà Trần, khi quân Mông Nguyên đang chuẩn bị xâm lược lần thứ 2. Từ nhỏ, ông đã có chí lớn kiến công lập nghiệp, nuôi chí lớn và tính tình khảng khái.

Ngày ấy, khi Hưng Đạo vương đi ngang làng, Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt ven đường và nghĩ về cuốn Binh thư trên tay. Chàng không chú ý người quân nhân dẹp đường, quát mãi không được nên dùng giáo đâm qua đùi. Tuy nhiên, chàng vẫn bất động và khiến cho vị chủ công lúc ấy chú ý. Trước quân uy, chàng thanh niên ấy không những e sợ mà còn kính cẩn đối đáp trôi chảy. Trần Hưng Đạo cho rằng sau này, chàng thanh niên ấy sẽ làm nên đại sự, vậy nên ông trị thương và mời về triều đình làm quan.

pham ngu lao

Người ta kể rằng, có rất nhiều lý do khiến Hưng Đạo Vương lúc ấy lựa chọn ông. Đầu tiên là lòng kiên định, vị giáo đâm vẫn không sợ. Thứ hai, khi hỏi đáp và binh thư và tình hình đất nước, Phạm Ngũ Lão đáp rất trôi chảy. Khi được mời vào cung, chàng thanh niên trẻ không tự cao mà xin về báo cha mẹ trước. Một người vừa có tài, vừa có dũng, vừa có đức đã không phụ sự kỳ vọng của Trần Hưng Đạo.

Sau khi vào cung, ông được phong làm người cai quản Cấm vệ. Biết rằng xuất thân của ông không được lòng binh, Hưng Đạo vương liền cho thử sức. Cuối cùng, không chỉ quân kính trọng Phạm  Lão, mà Hưng Đạo cũng rất yêu mến chàng thanh niên. Để hợp lẽ, ông giáng quận chúa Anh Nguyên thành con nuôi rồi gả con gái cho Phạm Ngũ Lão.

Tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão qua đời. Ông được phong làm Thượng Đẳng Phúc Thần, hưởng vinh quang vô hạn ít người có được. Tại Phì Ủng quê ông, người ta dựng đền trên nhà cũ. Tại đền thờ Trần Hưng Đạo tại Kiếp Bạc, tượng của ông cũng được phối thờ ở đây.

II. Danh tướng trên chiến trường - chiến tích của Phạm Ngũ Lão

Năm 1285, giặc Mông Nguyên phát động xâm lược nước ta lần thứ 2. Phạm Ngũ Lão giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, kết hợp với Trần Quốc Toản và Trần Nhật Duật đánh tan âm mưu của quân thù. Quân giặc đại bại ở Chương Dương, tướng giặc là Toa Đô bị chém đầu, chủ tướng Thoát Hoan sợ mất vía. Khi đó, ông được xưng tụng là viên hổ tướng họ Phạm.

danh tướng phạm ngũ lão

Năm 1287, giặc Mông Nguyên tiếp tục đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 3. Phạm Ngũ Lão được giao nhiệm vụ chặn đường rút trên sông Bạch Đằng, bắt sống nhiều tướng địch và truy kích Thoát Hoan. Khi đó, vị tướng trẻ lập nhiều công lao trên chiến trường còn chưa tròn 30 nhưng tên tuổi của ông khiến nhiều kẻ sợ mất mật.

Từ năm 1290, ông được vua giao cho nhiều nhiệm vụ trấn áp quân Ai Lao nhăm nhe biên giới. Nhờ chiến công của mình, Phạm Ngũ Lão nhanh chóng được ban Kim Phù, phong tới chức vị Điện súy Thượng tướng quân. Vào năm 1312, ông còn chiến thắng quân Chiêm Thanh và khiến vua Chiêm xin hàng.

Ngoài ra, không chỉ cầm quân đánh giặc mà ông còn là một tác giả cầm bút thiên tài. Ông sáng tác thơ và văn xuôi liên quan đến lòng yêu nước và trí trai. Các tác phẩm của ông là Thuật Hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. Các tác phẩm của ông hẳn là rất nhiều, tuy nhiên trong tư liệu chỉ còn lại 2 bài thơ chữ Hán trên.

III. Những địa điểm mang tên Phạm Ngũ Lão

Các nhân vật lịch sử hầu như đều được lấy tên đặt cho các địa điểm tại Việt Nam. Điều này là một cách gián tiếp thể hiện sự biết ơn, khắc ghi công lao to lớn của các anh hùng. Tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, con đường từ bùng binh Sài Gòn kéo dài đến ngã năm Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi được đặt tên là đường Phạm Ngũ Lão. Cái tên này được sử dụng từ ngày 22 tháng 3 năm 1955. Ngoài ra, tại các tỉnh thành khác như Bình Dương,... đều có các con đường mang tên ông.

đền phạm ngũ lão

Ngoài ra, tại nhiều tỉnh thành đều có các trường học mang tên ông. Từ Thanh Hóa đến Hà Nội,... có rất nhiều ngôi trường từ tiểu học đến phổ thông lấy tên người anh hùng. Noi theo truyền thống yêu nước, các ngôi trường đều đào tạo ra nhiều nhân tài giúp ích cho xã hội. 

Vậy là trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về danh tướng Phạm Ngũ Lão và những đóng góp của ông trong kháng chiến chống quân Nguyên. Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

Bài viết nên đọc