Bảng chữ cái Việt Nam chuẩn theo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Khi mới bắt đầu học tiếng Việt thì ai trong chúng ta cũng sẽ học bảng chữ cái tiếng Việt đầu tiên hết. Có thể coi bảng chữ cái là nền tảng hệ thống chữ, số, dấu thanh của tiếng Việt.

Người xưa có câu "Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam" dùng để nói lên sự phong phú của tiếng Việt. Điều này có thể thấy rằng hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt rất phức tạp, cần phải học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt mới có thể dể dàng nắm bắt được ngôn ngữ tiếng Việt.

I. Cấu tạo của bảng chữ cái Việt Nam chuẩn

Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục quy định sẽ có 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh câu. Cấu tạo bảng chữ cái không quá nhiều cho nên việc học thuộc sẽ không quá khó khăn đối với các bạn nhỏ mới tiếp xúc. 

bang chu cai tieng viet

Các chữ cái trong bảng chữ cái Việt Nam đều có hai hình thức được viết như sau: 

  • Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn.
  • Chữ thường - chữ in thường - chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xem xét những ý kiến của nhiều người về việc bổ sung thêm 4 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh là f, w, j, z vào trong bảng chữ cái tiếng Việt truyền thống hiện nay. Vấn đề này đang còn được tranh cãi rất nhiều và chưa thống nhất được ý kiến chung. 

II. Những quy tắc cơ bản trong bảng chữ cái tiếng Việt

Để học tốt được bảng chữ cái tiếng Việt thì chúng ta cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản của nguyên âm, phụ âm và cách đặt dấu thanh.

1. Quy tắc nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Theo như bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn hiện nay thì sẽ gồm 12 nguyên âm đơn là: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua - uô, ia – yê – iê, ưa - ươ. 

Một số điểm lưu ý khi học các nguyên âm tiếng Việt: 

  • Hai nguyên âm aă có cách phát âm khá giống nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng.
  • Hai nguyên âm ơâ cũng có cách phát âm gần giống nhau, khi đọc âm ơ thì dài hơn âm â một chút.
  • Đối với các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă thì phải hết sức lưu ý, nhất là khi các bạn nước ngoài học bởi chúng không có trong bảng chữ cái tiếng Anh và đặc biệt khá khó nhớ.
  • Trong ngôn ngữ tiếng Anh thì các chữ cái có thể xuất hiện nhiều lần hoặc đứng cùng nhau như look, zoo, see, ... nhưng trong tiếng Việt gốc thì sẽ không có, hầu hết đều đi vay mượn được Việt hóa như: quần soóc, cái soong, kính coong,...
  • Hai nguyên âm ă â không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.
  • Để giúp học sinh dể hiểu cách đọc hơn thì giáo viên nên dạy cách phát âm dựa theo độ mở của miệng và vị trí của lưỡi. Việc miêu tả vị trí của lưỡi và cách mở miệng sẽ giúp học sinh dể phát âm và dể tiếp thu hơn. Ngoài cách trên thì giáo viên có thể áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột hay phương pháp Glenn Doman giúp các bé dễ hiểu hơn.

2. Quy tắc phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Theo như bảng chữ cái tiếng Việt thì phần lớn các phụ âm đều sẽ được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r, … 

Trong quy tắc phụ âm tiếng Việt thì có 9 phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như sau:

  • Ph có trong các từ như: phi, phong, phim, ...
  • Th có trong các từ như: thanh thản, thương thay, ...
  • Tr có trong các từ như: trinh, trong, trước, ...
  • Gi có trong các từ như: giang dối, giảng giải, ...
  • Ch có trong các từ như: chú, cháu, cha, ...
  • Nh có trong các từ như: nhậu, nhìn, nhớ nhung, ...
  • Ng có trong các từ như: ngu ngốc, ngơ ngác, ...
  • Kh có trong các từ như: khao khát, không khí, khập khiễng, ...
  • Gh có trong các từ như: ghen, ghế, ghẹ, ...

Ngoài ra, trong hệ thống chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái đó chính là Ngh. Phụ âm này được dùng trong các từ như: nghề nghiệp, nghiêng, ...

Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể như sau.

  • Phụ âm /k/ được ghi bằng: K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, ...), Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que...), C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…).
  • Phụ âm /g/ được ghi bằng: Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,...), G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,...)
  • Phụ âm /ng/ được ghi bằng: Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe...), Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón...)

3. Quy tắc dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt

Theo như bảng chữ cái tiếng Việt thì sẽ có 5 dấu thanh bao gồm như sau: Dấu sắc (´), dấu huyền (`), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~), dấu nặng (.)

Lưu ý nguyên tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt như sau:

  • Nếu trong từ có một nguyên âm thì đặt dấu thanh ở nguyên âm (Ví dụ: u, ngủ, nhú,...).
  • Nếu trong từ có nguyên âm đôi thì đặt dấu thanh vào nguyên âm đầu tiên (Ví dụ: ua, của,...) Lưu ý một số từ như "quả" hay "già" thì "qu" và "gi" là phụ âm đôi kết hơn nguyên âm "a".
  • Nếu trong từ có nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm thì dấu sẽ đánh vào nguyên âm thứ 2 (Ví dụ: khuỷu thì dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2).
  • Nếu trong từ có nguyên âm "ê" và "ơ" thì được ưu tiên thêm dấu (Ví dụ: "thuở" theo nguyên tắc dấu sẽ ở "u" nhưng do có chữ "ơ" nên đặt tại "ơ").

Bài viết nên đọc