Tình thái từ là gì? Khái niệm, phân loại và cách sử dụng tình thái từ

Trong những loại từ phổ biến trong giao tiếp, chắc chắn không thể không kể đến tình thái từ. Vậy tình thái từ là gì? Tình thái từ có mấy loại và làm sao để sử dụng tình thái từ cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách bao quát về tình thái từ trong bài viết bên dưới nhé!

I. Tình thái từ là gì? Khái niệm về tình thái từ

Nói đến tính mới mẻ của tình thái từ thì có lẽ đây không phải là lần đầu tiên bạn nghe nói đến loại từ này. Trong chương trình cấp 2, chúng ta đã học về tình thái từ, tuy nhiên do không thường xuyên lặp lại bài học nên định nghĩa về loại từ này đã dần trở nên mơ hồ với nhiều người. Nếu phân tích tình thái từ về mặt ngữ nghĩa, chúng ta có thể dễ dàng phân tích được “tình” ở đây là tình cảm, “thái” là thái độ, vậy tình thái ở đây chỉ thái độ của người dùng từ.

Qua những thông tin trên, ta có thể hiểu: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu nhằm tạo sắc thái biểu cảm cho câu. Tình thái từ được thêm vào câu để tạo thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị tình cảm, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ. Về vị trí, loại từ này thường được đặt ở cuối câu, nhấn mạnh vào tình cảm, thái độ của người nói, viết.

II. Tình thái từ gồm mấy loại?

Hiện nay, tình thái từ có thể được chia làm 4 loại phổ biến nhất:

  • Tình thái từ được sử dụng để tạo câu nghi vấn: Những tính thái được thường được sử dụng để tạo câu nghi vấn phổ biến là: chứ, sao, chăng, à, hả/hử,...
  • Tình thái từ được sử dụng để tạo câu cầu khiến: Để tạo câu cầu khiến, người ta thường sử dụng những tình thái từ như: nào, nhé, đi,...
  • Tình thái từ được sử dụng để tạo câu cảm thán: Những tình thái từ thường được dùng để tạo câu cảm thán bao gồm: sao, thật, thay,..
  • Tình thái từ được sử dụng để biểu thị tình cảm, thái độ: Những từ để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói, người viết là: ạ, nha, vậy, nhé,...

Lưu ý: Sự phân loại các tình thái từ kể trên chỉ mang tính tương đối. Việc sử dụng tình thái từ còn phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh và mục đích sử dụng của người nói. Ví dụ như sẽ có trường hợp một vài tình thái từ dùng trong câu nghi vấn sẽ được dùng để tạo câu khẳng định, và lúc này tình thái từ này cũng mang ý nghĩa bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói.

III. Cách sử dụng tình thái từ hợp lý trong giao tiếp

Tình thái từ nên được dùng tùy vào tình huống giao tiếp nhất định để mang lại hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Tùy từng trường hợp, đối tượng cụ thể mà ta cân nhắc sử dụng tình thái từ khác nhau.

Nếu muốn thể hiện một thái độ lịch sự, lễ phép, nhất là khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn, nên sử dụng từ “ạ” ở cuối câu.

Ví dụ: Cháu chào ông ạ.
Bác có nghe rõ cháu không ạ?
Sếp cho phép em vắng mặt ngày mai được không ạ?

Trong trường hợp giao tiếp với những mối quan hệ ngang hàng, cần tạo không khí gần gũi, thân mật, nên sử dụng những từ như “nhé, à”.

Ví dụ: Ngày mai cậu đi chơi với tớ nhé?
Bạn sinh vào tháng 1 à?

Trong trường hợp khi đang giao tiếp mà muốn nhắc đến một đối tượng khác, có thể sử dụng những tình thái từ như “này, kia”.

Ví dụ: Cô ấy chắc chắn thích cậu
Cửa hàng kia có món bánh ngọt ngon lắm!”

Dùng “vậy” nếu bạn muốn tỏ thái độ miễn cưỡng.

Ví dụ: Đành thôi vậy
Chắc phải đổi sáng kế hoạch khác vậy

Hãy dùng “mà” nếu muốn bày tỏ sự quan tâm.

Ví dụ: Đừng lo, mọi chuyện sẽ không sao mà.
Cứ thư giãn đi, ngày mai được nghỉ mà.

IV. Cách phân biệt tình thái từ và câu cảm thán

1. Phân biệt dựa trên đặc điểm

  • Đặc điểm tình thái từ: Thường được đặt chủ yếu ở cuối câu và thường bao gồm các từ đi sau như à, hử, ạ, nha, hử, hả, nào, đi, chứ,... 
  • Đặc điểm của câu cảm thán: Câu bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, thường có từ cảm thán như: ôi, trời ơi, hỡi ơi, trời ạ,..., và cuối câu sẽ kết thúc bằng dấu chấm than. 

2. Phân biệt dựa trên chức năng

  • Tình thái từ: Có chức năng đặt câu theo mục đích nói, biểu thị sắc thái cho câu nói của người sử dụng như: bày tỏ sự nghi ngờ, ngờ vực, bộc lộ sự ngạc nhiên, bộc lộ sự mong đợi, chờ đợi. 
  • Câu cảm thán: Có chức năng bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói và của tác giả. Với câu cảm thán, người nói, người viết có thể bộc lộ cảm xúc của chính mình bằng nhiều kiểu câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng ở câu cảm thán, tình cảm của người nói, người viết được thể hiện bằng các phương tiện biểu đạt. Đặc biệt tiện dụng: thán từ.

Trên đây là toàn bộ nội dung cung cấp kiến thức về tình thái từ là gì cho bạn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thể sử dụng tình thái từ một cách nhuần nhuyễn và hợp lý!

Bài viết nên đọc