Bảng đơn vị đo độ dài lớp 2 và cách đổi đơn vị độ dài chuẩn nhất

Trong chương trình học tiểu học thì các kiến thức về đơn vị đo độ dài rất là quan trọng. Đơn vị đo độ dài có rất nhiều ký hiệu khác nhau, cho nên sẽ rất dể nhầm lẫn các đơn vị đo với nhau. Để giúp các em có thể ghi nhớ tốt hơn các đơn vị đo thì mình đã tổng hợp bảng đơn vị đo độ dài và hướng dẫn cách đổi đơn vị đo chuẩn nhất. Tìm hiểu ngày nhé!

I. Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo và tính toán, thường được sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. 

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó có thể so sánh độ lớn mọi độ dài khác nhau.

Ví dụ: 

  • Một cây viết dài 10 cm thì có độ dài là 10, cm là đơn vị đo độ dài.
  • Khoảng cách từ nhà tới trường là 5 km, thì 5 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài.

II. Bảng đơn vị đo độ dài là gì?

Bảng đơn vị đo độ dài là tổng hợp những đơn vị đo độ dài cơ bản cần ghi nhớ để áp dụng đổi đơn vị đo độ dài nhanh nhất.

Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét
km hm dam m dm cm mm

1 km

= 10 hm

= 100 dam

= 1000 m

1 hm

= 10 dam

= 100 m

1 dam

= 10 m

1m

= 10 dm

= 100 cm

= 1000 mm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm

III. Cách đổi đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Để đổi đơn vị đo độ dài nhanh nhất thì bạn phải thuộc bảng đơn vị đo độ dài, sau đó xác định là đổi đơn vị nhỏ hơn hay lớn hơn, nếu nhỏ hơn đơn vị cần đổi thì thêm các số 0 đằng sau tương ứng và ngược lại nếu lớn hơn đơn vị cần đổi thì thêm số 0 và dấu phẩy đằng trước tương ứng. Cụ thể:

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10. Ví dụ: 1 m = 10 dm = 100 cm.
  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, chúng ta chia số đó cho 10. Ví dụ: 20 cm = 2 dm.

Một số vấn đề các em học sinh rất dể gặp phải khi đổi đơn vị đo độ dài:

  • Chưa thuộc hết các ký hiệu viết tắt của các đơn vị đo độ dài
  • Chưa nắm bắt được mối quan hệ giữa các đơn vị đo
  • Đọc không kỹ đề, thường nhầm lẫn giữa các đơn vị đo độ dài.

Để khắc phục những vấn đề trên thì các em học sinh hãy học thuộc bảng đơn vị đo độ dài và rèn luyện giải bài tập mỗi ngày để ghi nhớ lâu hơn.

Bài viết nên đọc