Hướng dẫn tạo database trong phpMyAdmin XAMPP

Một công cụ trực quan giúp quản lý database cực hay đó là phpMyAdmin, nếu bạn chưa biết cách sử dụng thì hãy đọc bài viết dưới đây ngay nhé.

I. Tìm hiểu về phpMyAdmin

1. phpMyAdmin là gì?

- phpMyAdmin là công cụ được viết bằng ngôn ngữ PHP giúp quản trị cở sở dữ liệu MySQL thông qua giao diện web. 

2. Các tính năng của phpMyAdmin

  • Quản lý user: thêm, xóa, sửa(phân quyền).
  • Quản lý database: tạo mới, xóa, sửa, thêm bảng, hàng, trường, tìm kiếm đối tượng.
  • Nhập xuất data(Import/Export): hỗ trợ các định dạng SQL, XML và CSV.
  • Thực hiện các truy vấn MySQL, giám sát quá trình và theo dõi.
  • Sao lưu và khôi phục(Backup/Restore): Thao tác thủ công.

- phpMyAdmin là một công cụ khá hay để duyệt cơ sở dữ liệu, quản lý các đặc quyền người dùng và thực hiện các truy vấn SQL, ngoài ra, nó có thể được coi là một công cụ quản trị đầy đủ tính năng.

3. Các hạn chế của phpMyAdmin

  • Chức năng export/import của phpMyAdmin thiếu rất nhiều tính năng mà bạn mong muốn:
  • Lập kế hoạch (Scheduling): Với phpMyAdmin, không có cách nào để tự động xuất database data.
  • Hỗ trợ lưu trữ phương tiện truyền thông (Storage media support): Vì phpMyAdmin là một phần mềm dựa trên web nên bạn chỉ có thể làm việc với nó thông qua trình duyệt. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể lưu các bản sao lưu vào các local drive có sẵn trên hệ thống của mình, thông qua hộp thoại Save As... của trình duyệt.
  • Nén, mã hóa và các tùy chọn khác: Các tệp được xuất bằng phpMyAdmin được lưu dưới dạng text files phổ biến, không cần xử lý thêm. Lưu trữ ở dạng ban đầu sẽ khiến chúng chiếm rất nhiều dung lượng đĩa và không an toàn.

II. Tạo database - phpMyAdmin

1. Tạo database

- Khởi động XAMPP, click vô Start kích hoạt Apache và MySQL.

khoi dong phpMyadmin

- Trong XAMPP đã có sẵn phpMyAdmin, chúng ta chỉ cần mở trang bằng cách click vào button Admin tương ứng với MySQL, giao diện phpMyAdmin có dạng như hình dưới

giao dien phpMyadmin

- Click vào tab Databases, màn hình tạo database sẽ hiện ra, ở màn hình này ta chỉ chú ý phần Create database

  • Database name: điền tên database cần tạo, ví dụ: tintuc.
  • Collation: chọn dạng ngôn ngữ hiển thị, bạn có thể chọn utf8_general_ci.

tao database

2. Tạo user kết nối với database

- Thông thường ta có thể sử dụng luôn username root của MySQL để kết nối database, tuy nhiên về lý do bảo mật, chúng ta nên tạo riêng cho mỗi database một user riêng.

  • Click vào database có tên tintuc từ danh sách database bên trái, để thao tác những gì liên quan chỉ mỗi database tintuc.
  • Chọn tab Privileges để tạo user.
  • Click chọn Add user account để bắt đầu tạo

tao user database

- Tại màn hình tạo account, chú ý những vị trí được đánh dấu trong hình:

luu y khi tao database

  • ①: Đặt tên username, ví dụ user_tintuc.
  • ②: Chọn host name, thông thường chọn local, bên còn lại sẽ tự động hiển thị localhost, cách chọn này cũng phù hợp khi cấu hình server thực tế.
  • ③: Đặt password, ví dụ đặt 12345678.
  • ④: Xác nhận lại password, gõ như trên.
  • ⑤: Click chọn để tạo user cho database tintuc.

- Cũng ở màn hình tạo account này, click chọn Check all để cấp quyền truy cập cho user vừa tạo, tất nhiên bạn cũng có thể có lựa chọn riêng để giới hạn quyền của user.

check all

- Cuối cùng click button Go bên dưới để kết thúc việc tạo user.

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai