Giải đáp Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì của nhau?

Đất nước Việt Nam ta nổi tiếng với bề dày lịch sử hào hùng và bi tráng. Hiểu về lịch sử dân tộc cũng là một trong nhiều cách thể hiện sự tôn trọng và trân quý giá trị truyền thống. Tuy nhiên, để hiểu đúng và hiểu đủ lại đưa chúng ta đến một vấn đề trước câu hỏi: “Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì của nhau?".

Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, nước ta đã tồn tại một quá trình lịch sử đầy biến động. Khởi đầu là bức tranh hiện thực phản ánh sự sa đọa, thối nát đến cực độ của các tập đoàn phong kiến. Các phe phái toan tính lẫn nhau chỉ với mục đích tranh giành quyền lực. Ở đàng ngoài, trước sự bạc nhược của vua Lê, chúa Trịnh trực tiếp thao túng mọi quyền hành. Trước sự thảm hại của vua tôi nhà Lê, tình hình hỗn loạn của đất nước và sự ngang ngược của giặc Mãn Thanh, nghĩa quân Tây Sơn được xây dựng lên như một điều tất yếu.

quang trung và nguyễn huệ là gì của nhau

Nguyễn Huệ  (1753 – 1792) và hai người anh em của ông: Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ, được biết đến là những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn với tên gọi "Tây Sơn tam kiệt". Mặc dù gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên lực lượng Tây Sơn từ giữa năm 1786 đã bị phân liệt làm ba vùng: Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế đóng ở thành Hoàng đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương cai quản vùng Gia Định và Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân. Đến năm 1787, Nguyễn Ánh đã chiếm lại thành Gia Định. Trước bối cảnh đó, "ứng mệnh trời, thuận lòng người", ngày 25/11 (năm Mậu Thân), trên mảnh đất Phú Xuân đã diễn ra một sự kiện trọng đại: Nguyễn Huệ cho đắp đàn ở Núi Bân, tế cáo cùng trời đất, lên ngôi hoàng đế và  đặt niên hiệu là Quang Trung. Sau lễ đăng quang một ngày, Quang Trung ra lệnh tiến quân ra Bắc. Như vậy, chỉ trong một ngày, Nguyễn Huệ đã kịp làm hai việc lớn: Lên ngôi hoàng đế và hạ lệnh xuất chinh! Đủ thấy đối với danh tướng thiên tài Nguyễn Huệ, việc cứu nước là quan trọng đến mức nào! 

vua quang trung

Tới đây thì chắc hẳn bạn đọc sẽ không còn băn khoăn với câu hỏi: “Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì của nhau?” nữa đúng không. Nói ngắn gọn lại, Quang Trung và Nguyễn Huệ đều là chỉ cùng một người. Nguyễn Huệ từ một người anh hùng với những chiến công hiển hách đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn giành thắng lợi. Sau đó, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung.

Với lối đánh chủ động, thần tốc, bất ngờ và táo bạo, vào đêm 30 Tết - Xuân Kỷ Dậu, đoàn quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung, bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu, đại quân Tây Sơn đã mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng Long; Tình thế bất ngờ khiến quân địch thua vong.

nguyen hue

Sự kiện đó đã tạo nên chiến thắng hiển hách, là một mốc son chói lọi trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta. Từ một tướng quân Nguyễn Huệ, từng bước trở thành Hoàng đế Quang Trung, sự tài lược và mưu trí đã đưa ông trở thành vị anh hùng áo vải của dân tộc, giúp đất nước thoát khỏi vòng vây xâm lăng của giậc ngoại xâm, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

Hiện nay, đã từng có nhiều trường hợp khi được hỏi: “Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì của nhau?” đã đưa những nhận định hoàn toàn sai lầm. Qua một góc nhìn khác, có thể thấy Lịch Sử từ trước đến nay vẫn là môn học một chiều. Nó không đem đến cảm giác bay bổng như môn Văn hay thúc đẩy học sinh đi tìm tòi lời giải như môn Toán. Oử trường, nó vẫn luôn là một môn học thuộc và chưa bao giờ được khuyến khích học đúng nghĩa. Bố mẹ với muốn con học giỏi toán hơn giỏi lịch sử vì dễ xin việc hơn. Thầy cô chỉ dồn sức cho học sinh tập trung ôn những môn thi chính. Lịch sử bỗng trở thành đứa con bị ghẻ lạnh trong ngành giáo dục.

vua quang trung nguyen hue

Chúng ta vẫn có những nhà Lịch sử học, những học sinh giỏi quốc gia về lịch sử nhưng nó không thể đại diện cho toàn bộ người dân nước Việt Nam. Một quốc gia sẽ thế nào nếu người dân quay lưng với lịch sử đất nước mình? Có lẽ các trường học chưa thể tìm ra được hướng truyền đạt thuyết phục hay không tạo được một “sân chơi” hấp dẫn để thu hút học sinh đến với lịch sử nước nhà một cách tự nhiên nhất. Sẽ thật đáng tiếc cho chúng ta khi người dân không thiết tha tìm hiểu lịch sử nước nhà mặc dù lịch sử Việt Nam cũng hào hùng và oanh liệt không thua kém đất nước nào.

Khi mọi người chưa có kiến thức về nhân vật lịch sử quan trọng như vua Quang Trung thì điều đó thật khó chấp nhận với một dân tộc tự cường đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước như Việt Nam. Nhưng hôm nay, khi chúng ta đã cùng nhau tìm ra câu trả lời thì mọi người hãy cố gắng ghi nhớ để khi đứng trước câu hỏi: “Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì của nhau?”, chúng ta sẽ không còn bối rối mà trả lời sai nữa nhé!

Bài viết nên đọc