Stablecoin là gì? Stablecoin có đặc điểm gì?

Thị trường tiền điện tử có biên độ dao động lớn thường không ổn định về giá cho nên người ta đã tạo ra đồng Stablecoin để giúp các nhà đầu tư khi chuyển đổi các đồng coin khác thành stablecoin sẽ ít chịu biến động về giá và bảo toàn được vốn của mình.

Khi nhắc đến Stablecoin nhiều người sẽ nghỉ ngay đến đồng USDT của Tether và nghỉ rằng Stablecoin là một đồng tiền điện tử có giá ngang bằng hoặc sấp sỉ với đồng đô la mỹ. Nhưng thật ra USDT cũng chỉ là một đồng tiền Stablecoin trong số hàng chục đồng Stablecoin mà thôi. Vậy Stablecoin là gì?

I. Stablecoin là gì?

Stablecoin là tiền điện tử có mức giá cố định so với loại tài sản khác như vàng, tiền thật, hay thậm chí là tiền điện tử khác.

Stablecoin có những đặc tính sau

  • Giá cả phải ổn định
  • Có khả năng mở rộng
  • Tính bảo mật cao
  • Phi tập trung

Tất cả các đồng tiền điện tử trên thị trường đều chịu ảnh hưởng biến động về giá nhưng Stablecoin thì lại ít chịu ảnh hưởng cho nên Stablecoin sinh ra để giải quyết vấn đề lớn nhất trên thị trường tiền điện tử đó là sự biến động lớn. Stablecoin có thể được coi là tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư khi thị trường nhiều biến động.

II. Phân loại Stablecoin

Hiện nay trên thị trường có 3 loại Stablecoin phổ biến đó là:

  • Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền Fiat(pháp định)
  • Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử
  • Stablecoin không cần tài sản thế chấp

1. Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền Fiat

Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền Fiat là tiền điện tử được một bên trung gian lấy tiền Fiat ra để làm tài sản bảo lãnh. Đây là loại Stablecoin phổ biến nhất hiện nay được hỗ trợ trực tiếp từ tiền Fiat với tỉ lệ 1:1. 

Stablecoin dạng này được một đơn vị trung gian có uy tín, đáng tin cậy đang có nhiều tiền Fiat dự trữ và họ sẽ phát hành lượng token tương ứng với số tiền Fiat dự trữ của họ.

Ví dụ như công ty Tether đang có 2,2 tỉ đô la thì họ có thể phát hành 2,2 tỉ token tương ứng ra thị trường tiền điện tử. Người sở hữu token này có thể tự do mua bán các đồng token khác hoặc các đồng tiền điện tử khác và họ có thể đổi ra USD tương ứng với lượng token họ đang nắm giữ.

Rủi ro đối với loại Stablecoin này là đơn vị phát hành phải là đơn vị uy tín và đáng được tin tưởng. Nhưng thật sự chúng ta không thể nào biết được đơn vị đó có lượng tiền Fiat dự trữ tương ứng hay không. Tuy nhiên thì Stablecoin dạng này có thế mạnh về giá, nó có thể ổn định giá trước bất kỳ biến động nào của thị trường tiền điện tử bởi nó được đảm bảo bởi lượng tiền Fiat dữ trữ nhất định.

Các loại Stablecoin phổ biến ở loại này là: USDT, BUSD, BGBP ...

2. Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử

Đây là Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử, loại này cũng giống loại được hỗ trợ bởi tiền Fiat nhưng có sự khác biệt chính là tiền điện tử được sử dụng làm tài sản thế chấp thay vì tiền Fiat.

Tuy nhiên giá của tiền điện tử thì lun biến động cao vậy nếu dùng tiền điện tử làm tài sản thế chấp thì làm sao đảm bảo được giá trị của tài sản thế chấp? Câu trả lời là: tăng tài sản thế chấp lên. Thường là theo tỉ lệ 1:2 có nghĩa là cứ $1 stablecoin thì sẽ được đảm bảo bởi 2$ tiền điện tử. Hiểu đơn giản là khi bạn sỡ hữu 1$ stablecoin này thì đồng nghĩa với việc bạn đang sỡ hữu 2$ tiền điện tử khác.

Rủi ro đối với dạng Stablecoin này là khi giá của tiền điện tử được thế chấp giảm quá thấp thì Stalecoin sẽ bị thanh lý. Tất cả quá trình sẽ được thực hiện bằng Blockchain, hoàn toàn tự động và phi tập trung. 

Các loại Stablecoin phổ biến ở loại này là: BitUSD, DAI ...

3. Stablecoin không cần tài sản thế chấp

Đây là Stablecoin không được hỗ trợ từ tiền Fiat hay tiền điện tử mà thay vào đó nó nhờ hoàn toàn vào thuật toán và hợp đồng thông minh để quản lý nguồn cung cấp mã token được phát hành.

Về cơ bản, Stablecoin không cần tài sản thế chấp để ổn định giá thì nó sẽ hoạt động theo cơ chế điều tiết cung cầu. Hệ thống sẽ tự động giảm nguồn cung cấp Stablecoin nếu giá giảm xuống dưới giá của đồng tiền Fiat mà nó dựa vào. Ngược lại nếu giá vượt quá giá trị của đồng tiền Fiat, thì nhiều Stablecoin mới sẽ được đưa vào lưu thông để giảm giá trị của Stablecoin lại. 

Các Stablecoin phổ biến ở loại này là Basis, Kowala, Carbon và Fragments ...

III. Ưu và nhược điểm của Stablecoin

1. Ưu điểm

1.1 Thanh toán không biên giới

Bạn có thể giao dịch Stablecoin mà không cần thông qua ngân hàng trung gian hay quốc gia nào vì chúng hoạt động trên công nghệ Blockchain.

1.2 Chi phí thấp

Bạn có thể giao dịch không qua một bên trung gian nào cho nên chi phí sẽ cực kỳ thấp gần như bằng 0.

1.3 Tốc độ giao dịch nhanh hơn

Các giao dịch trên Blockchain nhanh hơn rất nhiều so với các giao dịch truyền thống bởi không có trung gian và loại bỏ thời gian chờ đợi. Chỉ cần vài phút là bạn có tiền qua bất cứ đâu miễn là có Internet.

1.4 Minh bạch

Các giao dịch trên Blockchain là công khai. Bất cứ ai cũng có thể xem và theo dõi giao dịch ngay cả khi họ không phải là người thực hiện giao dịch đó. Điều này thì giao dịch truyển thống không có

1.5 Ổn định về giá ít rủi ro

Với tính ổn định của Stablecoin thì nó là lựa chọn tốt để giao dịch hơn các đồng tiền điện tử khác. Nó còn giúp bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư trên thị trường tiền điện tử khi thị trường điện tử biến động mạnh.

2. Nhược điểm

2.1 Tập trung hóa

Hiện nay đa số các đồng Stablecoin (trừ đồng DAI) vẫn đang bị chi phối bởi một tổ chức nắm quyền kiểm soát việc phát hành và cung cấp. Điều này giống với cách hoạt động của các ngân hàng hiện tại và hoàn toàn đi ngược lại bản chất của tiền điện tử.

2.2 Phụ thuộc vào thị trường tài chính truyền thống

Đa số các đồng stablecoin thường được đều được tiền tệ Fiat đảm bảo, chính điều này làm cho giá trị của chúng phụ thuộc vào các loại tiền Fiat. Có nghĩa là Stablecoin cũng phải chịu ảnh hưởng từ điều kiện hiện tại của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát…

2.3 Không được kiểm soát

Đây là vấn đề chung mà tất cả các đồng tiền điện tử hiện nay đang gặp phải mà Stablecoin cũng không ngoại lệ. Vẫn còn một chặng đường dài để các đồng Stablecoin phát triển để hoạt động như một phương tiện giao dịch chính thống.

IV. Tiềm năng của Stablecoin

Với sự ổn định về giá, tốc độ giao dịch nhanh, minh bạch, chi phí giao dịch thấp trong tương lai rất có thể Stablecoin sẽ là cầu nối giữa hai thị trường tiền điện tử và thị trường tài chính truyền thống.

Hiện tại, hai thị trường tiền điện tử và thị trường tài chính truyền thống đang tồn tại song song và không có sự tương tác nhiều với nhau. Nhưng với sự tồn tại của Stablecoin biết đâu trong tương lai rất có thể tiền điện tử Stablecoin sẽ có mức độ sử dụng ngày càng tăng trong thị trường cho vay và tín dụng, những thị trường mà cho đến nay đã bị chi phối hoàn toàn bởi các đồng tiền Fiat được chính phủ phát hành.

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai