Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác - Viễn Phương nói hộ nỗi lòng của bao người dân Việt

Là người dân Việt Nam, ai chẳng khát khao một lần được gặp vị Cha già kính yêu. Thế nhưng chẳng phải ai cũng may mắn hiện thực hoá điều đó, nhất là những người con miền Nam. Nước nhà chưa kịp thống nhất, Cha chưa kịp hoàn thành ước nguyện được vào miền Nam thăm chúng con thì Người đã ra đi mãi mãi.

Trong số những bài thơ nói lên nỗi lòng ấy, có lẽ Viếng lăng Bác khắc họa rõ nét nỗi người của người dân miền Nam nhất. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác để hiểu rõ hơn sự xúc động và tình yêu khi được viếng lăng Bác.

I. Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương

Nhà thơ Viễn Phương (1928-2005) là cây bút nổi bật trong lòng văn nghệ giải phóng miền Nam chống Mỹ cứu nước. Mỗi chặng đường chiến đấu đầy gian nan, ông lại để lại cho văn học nước nhà nhiều tác phẩm xúc động.

nhà thơ Viễn Phương

Thơ của Viễn Phương nhẹ nhàng, giàu cảm xúc khắc hoạ nỗi lòng người dân Nam bộ. Từng hình ảnh đơn sơ dễ dàng trở nên nền nã, man mác và sống động trong thơ của ông.

Viễn Phương đã xuất bản rất nhiều bài thơ và cả truyện. Thế nhưng thành công nhất vẫn là bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thành nhạc với những giai điệu tuyệt vời và đầy da diết.

bai tho vieng lang bac

Viếng lăng Bác là tác phẩm nhẹ nhàng, dạt dào tình yêu mà không ngôn từ nào diễn tả được. Câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đọc từng chữ mới thấy được nỗi niềm xúc động khôn nguôi.

II. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Năm 1978, nước nhà đã thống nhất, Viễn Phương có cơ hội được đến thủ đô để viếng lăng Bác. Vượt hàng ngày cây số xa xôi, cuối cùng con đã được gặp Cha nhưng Cha đã vĩnh viễn rời xa.

Mở đầu bài thơ là tình cảm thật xúc động, đau nhói trong tim. Tác giả xưng “con” sao thắm đượm bao yêu thương, trìu mến đến vậy. Với Người, “miền Nam trong trái tim” và với miền Nam, Người chính là vị Cha già kính yêu, đầy ruột thịt.

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Bao đời nơi, tre xanh là biểu tượng cho khí phách, phẩm chất đáng quý của người Việt Nam. Mượn hình ảnh tre xanh, tác giả muốn nói đến tình thần bất khuất của dân tộc ta.

Dù bão táp mưa sa, tre vẫn vươn mình, đoàn kết vươn lên thẳng hàng. Cũng giống như người dân Việt, cha ông ta vẫn kiên cường, kiên ngang để bảo vệ Tổ quốc.

Từ thời Thánh Gióng đã lấy tre đuổi giặc, cho đến ông cha dùng tre vót chông, vót gai đuổi bước quân thù. Lớp lớp thế hệ con cháu mai sau vẫn tiếp bước cha ông để bảo vệ bình yên cho Bác và cho dân tộc.

Tác giả sử dụng từ láy “bát ngát, xanh xanh” đi kèm với nghệ thuật ẩn dụ để nói lên nỗi niềm chính mình. Sự xúc động khi được thăm lăng Bác, nhưng sự xúc động ấy không bi luỵ mà đầy niềm tự hào dân tộc.

Giờ thì, chúng ta cùng theo nhà thơ tiến dần vào lăng để thăm Bác. Nhịp điệu chậm rãi và đầy trang nghiêm, thành kính được nhà thơ miêu tả trong khổ thơ thứ hai. Tác giả đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên cũng như hình ảnh những đứa con tiến vào thăm vị Cha già kính yêu.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Mặt trời tự nhiên vẫn ngày ngày soi sáng bên ngoài lăng Bác. Và bên trong lăng còn một mặt trời khác đang sáng rọi. Vâng, mặt trời đó chính là Bác Hồ. Một hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc.

Bác Hồ là vầng thái dương soi sáng cho dân tộc Việt Nam. Bác Hồ là mặt trời thứ hai của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ là thuyền trưởng giúp Việt Nam vượt lên ngày tháng tăm tối, chiến thắng quân thù, thống nhất đất nước.

Sự tuần hoàn của thiên nhiên, sự liên tục của thời gian được nhà thơ thể hiện thật tinh tế thông qua điệp từ “ngày ngày”. Sự chậm rãi, tĩnh lặng của thời gian và của dòng người vào thăm Bác.

Những đứa con tạo thành từng dòng người lặng lẽ vào thăm Cha cho thỏa nỗi nhớ. Và chính nỗi nhớ ấy đã kết thành tràng hoa dâng lên Người với tất cả tình yêu thương thành kính nhất. Thời gian luôn tuần hoàn và tình yêu thương của những người con với Bác cũng vậy. Chúng con vẫn luôn tưởng nhớ đến Người, biết ơn Người mãi mãi không thôi.

nhà thơ Viễn Phương

Trước lĩnh cữu của Bác, tác giả đã miêu tả chân thật không gian đang hiện hữu. Không gian và thời gian như ngưng đọng như chính giây phút người chìm vào giấc ngủ vĩnh viễn. Thật xúc động!

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác đã chìm vào giấc ngủ sâu lắng và thanh thản. Sau hành trình dài hi sinh vì tự do, độc lập dân tộc, Bác đã có thể yên giấc. Đất nước đã thống nhất, dân tộc đã tự do, Người hãy yên nghỉ. Dẫu biết là vậy, nhưng sao vẫn đau quặn thắt.

Sinh lão bệnh tử là điều khó tránh khỏi nhưng sao chúng con vẫn chẳng thể kìm nén nỗi đau khi Người ra đi. Nỗi đau đến tận cùng, đầy nghẹn ngào, quặn thắt như muốn trách cứ trời xanh.

Trời vẫn vậy, vẫn xanh quy luật bất biến. Trăng cũng vậy, vẫn sáng trong dịu hiền - hình ảnh luôn gắn liền với Bác. Bởi Bác yêu trăng hơn hết. Không khó để bắt gặp nhiều ánh trăng trong vần thơ của Bác.

Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau
(Trích: Tin thắng trận)

Hay như:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Trích: Vọng nguyệt)

Cuộc gặp gỡ nào cũng đến lúc chia tay. Nỗi đau khi chia tay với Bác đã được khắc hoạ thật xúc động ở khổ thơ cuối.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Cảm xúc đầy rung động ấy là điều rất dễ hiểu. Bởi khoảnh khắc được gặp Bác không từ ngữ nào có thể diễn tả được. Dù cho người trưởng thành, dù cứng rắn bao nhiêu, nhưng nghĩ đến giây phút chia tay cũng đủ khóc nghẹn.

Và trong giây phút thiêng liêng đó, tác giả có ước nguyện được bên Bác mãi mãi. Điệp khúc “muốn làm” càng khắc hoạ nỗi lưu luyến và khao khát mãnh liệt của tác giả. Là một chú chim cất tiếng hát; một đoá hoa toả hương hay một cây tre hiên ngang bảo vệ Bác. Dù là bất kỳ điều gì đi nữa, miễn là được hoá thân để bên cạnh Bác.

Nhịp thơ chậm rãi hơn như kéo dài giây phút bên cạnh Người. Muốn được bên Người mãi mãi. Ước mơ cháy bỏng ấy không chỉ riêng của Viễn Phương mà chính tác giả đang nói hộ tiếng lòng người dân Việt Nam. Một lần nữa, hình ảnh bất khuất, hiên ngang của tre được lặp lại như vòng tuần hoàn. Hình ảnh cây tre chính là lòng trung thành, niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng mà Người đã theo đuổi.

Bác Hồ luôn mãi trường tồn theo thời gian và trong trái tim của người dân Việt Nam. Viếng lăng Bác là kết tinh những tình cảm tự nhiên và chân thành của Viễn Phương đối với Bác Hồ. Và tình cảm ấy chính là cảm xúc chân thật, sâu sắc của người dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

Bài viết nên đọc