Copywriter là gì? Mổ xẻ các công việc của nghề Copywriter

Copywriter là gì? Nó là một nghề, một công cụ của marketing để thúc đẩy khách hàng tiêu tiền cho sản phẩm, dịch vụ. Làm sao mà một Copywriter có thể làm được điều này? Cùng mổ xẻ công việc của một Copywriter qua bài viết dưới đây.

I. Copywriter là gì?

Copywriter là người làm công việc viết văn bản như slogan, ý tưởng hình ảnh,... phục vụ cho mục đích quảng cáo, truyền thông và các hình thức Marketing khác.

Copywriter vận dụng chức năng của ngôn từ để giúp tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và nhiều hiệu quả khác theo yêu cầu của người giao nhiệm vụ.

copywriter la gi

Copywriter có thể làm việc tại các văn phòng lớn - Agency Copywriter, làm việc cho các công ty nhỏ chỉ phục vụ cho một hoặc một vài thương hiệu - Corporate Copywriter hoặc làm việc tự do nhận làm theo dự án - Freelance Copywriter.

II. Công việc của Copywriter gồm những gì?

Công việc của Copywriter không phải chỉ là sử dụng từ ngữ để viết bài, mà họ còn phải làm nhiều việc hơn:

  • Lên kế hoạch cho các chiến dịch marketing nhận được
  • Quản lý các dự án marketing
  • Nghiên cứu, phỏng vấn
  • Tìm kiếm hình ảnh
  • Viết, biên tập bài viết
  • Đọc và sửa các bài viết

Copywriter dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, trình bày, sửa chữa bản thảo và nhiều công việc nhỏ lẻ khác chẳng liên quan, còn hoạt động viết chỉ chiếm khoảng 1/6 thời gian làm việc.

Chưa kể, phạm vi bài viết của Copywriter cũng rất đa dạng: viết bài cho blog, viết báo cáo nghiên cứu chuyên sâu, viết email trong các chiến dịch email marketing, viết bài social media, viết các case study, các báo cáo công nghiệp, viết bài cho các website,...

III. Copywriter gồm những phân ngành nào

Tùy vào nội dung bài viết mà Copywriter có thể được phân thành 7 nhóm công việc. Một Copywriter nhiều khi có thể đảm đương được nhiều mảng nội dung khác nhau. Từ đó có thể thấy, nền tảng kiến thức của Copywriter rất rộng, khả năng tìm kiếm và thu thập thông tin của họ cũng rất điêu luyện.

1. Sale Letter Copywriter

Sale Letter là công việc thuần túy và cổ điển nhất của Copywriter. Công việc này bao gồm viết các thư chào hàng, viết bài nội dung cho website, bài thông cáo báo chí. Nội dung bài viết khá dài, chất lượng và tính thuyết phục cao.

Sale Letter

2. Creating/ Advertising Copywriter

Creating hay Advertising Copywriting không cần viết nhiều như Sale Letter mà thường ngắn gọn và súc tích hơn. Tất nhiên, yêu cầu cho các Creating/ Advertising Copywriting sẽ cao hơn. Nó cần sự thú vị và tính sáng tạo liên tục, tạo được sức hút và đánh vào tâm lý con người.

Copywriter dạng này có thể viết cho các slogan, tagline, concept, storyboard,...

3. Digital Copywriter

Digital Copywriting là một phần công đoạn của chiến dịch Marketing Online. Các Copywriter phải sử dụng câu chữ để tăng lượng điều hướng của người đọc trên các Social Post, Copy điều hướng trên web, micro copy,...

Copywriter dạng này cần sự tỉ mỉ, nhẫn nại, tính thuyết phục cao và cần một kế hoạch chu đáo cho sự điều hướng chính xác và hiệu quả.

4. Technical Copywriter

Copywriter viết bài về lĩnh vực này cần kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ, xe cộ,... Bài viết cần có nội dung hữu ích và uy tín đối với cộng đồng người đọc, thường là các bài review sản phẩm, PR sản phẩm.

5. SEO Copywriter

SEO Copywriter thường viết tốt cho các website content. Bài viết của Copywriter dạng này sẽ tập trung vào các thủ thuật SEO, các từ khóa, vị trí đặt từ khóa nhằm tăng thứ hạng bài viết và thứ hạng website.

seo copywriter

6. Brand Copywriter

Brand Copywriter hay Inhouse Copywriter là những người chỉ đưa tin về thương hiệu. Họ có tầm hiểu biết sâu về nhãn hàng, hiểu được khách hàng mục tiêu của thương hiệu và có thể viết bất cứ thứ gì mà nhãn hàng yêu cầu.

7. Publisher

Copywriter dạng Publisher đã có số lượng các độc giả trung thành riêng cho nên nội dung quảng bá và tin tức cần chất lượng. Họ rất hiểu khán giả của mình nên biết cách điều chỉnh nội dung để độc giả dễ tiếp nhận, và thu hút nhiều người hơn.

IV. Copywriter, Content writer và điểm khác biệt

Content writer tạo ra các bài viết có giá trị, bổ ích và hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, giới thiệu đến họ các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Các kênh phân phối của Content writing là ở blog, website, thông cáo báo chí,... Content marketing tập trung vào việc thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng.

Copywriter

Copywriting yêu cầu Copywriter quảng bá trực tiếp cho thương hiệu, tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, kích thích nhu cầu cá nhân và khuyến khích người đọc hành động. Copywriting nhắm vào việc tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh doanh số.

V. Kỹ năng và kiến thức cần có để làm Copywriter

Hiện nay ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo nghề Copywriter. Những cá nhân có kiến thức và học qua chuyên ngành về Marketing, Tiếp thị - quảng cáo, Báo chí, Truyền thông hoặc có khả năng viết lách từ các ngành Văn học, Ngôn ngữ sẽ được ưu tiên tuyển dụng hơn.

Mặc khác, bạn có thể tham gia vào các khóa học ngắn hạn dành cho Marketing, quảng cáo, Copywriting,... đạt được tấm bằng chứng nhận và dựa vào kinh nghiệm của mình tạo nên một Portfolio hấp dẫn.

kiến thức cần có để làm Copywriter

Theo đuổi nghề copywriter bạn cần trang bị nhiều kiến thức và phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết khác. Về cơ bản, một copywriter cần phải có những kiến thức và kỹ năng sau:

  • Kiến thức về SEO onpage và offpage
  • Kỹ năng tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thông tin
  • Kỹ năng viết bài cho blog, cho website
  • Kiến thức cơ bản về thiết kế đồ họa bằng photoshop
  • Kiến thức về email marketing
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ Social Media
  • Kiến thức cơ bản về HTML

Khi nhắc đến nghề Copywriter, nhiều người vẫn chưa hình dung được công việc của Copywriter là gì. Thậm chí, một Copywriter trong ngành cũng không thể nào nói rõ ràng được họ phải làm những gì. Qua bài viết, hy vọng bạn đọc có những cái nhìn khái quát về nghề Copywriter và vai trò của nó.

Bài viết nên đọc