CTR là gì? CTR quan trọng như thế nào với SEO

CTR là gì mà sao lại quan trọng đối với các nhà quảng cáo, các bạn làm SEO như vậy. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

I. CTR là gì?

CTR là viết tắt của từ Click through rate đây là tính tỉ lệ lượt nhấp hay click trên tổng lượt hiển thị.

Trong Google Ads và Facebook Ads thì chỉ số CTR chính là tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên tổng số lần hiển thị của quảng cáo đó. Còn trong SEO thì là tỷ lệ nhấp vào link trên tổng số lần đường link hiển thị.

Chỉ số CTR dùng để đánh giá chất lượng từ khoá, quảng cáo của bạn cho một website nào đó. Nếu chỉ số CTR càng cao thì quảng cáo, website của bạn chất lượng và ngược lại.

Công thức tính CTR như sau: CTR = số lượt nhấp ÷ số lượt hiển thị = CTR. Ví dụ: nếu bạn đã có 10 lượt nhấp và 100 lượt hiển thị thì CTR của bạn sẽ là 10%.

II. CTR có quan trọng không?

CTR là chỉ số rất là quan trọng trong SEO và trong các nền tảng quảng cáo khác như Google Ads, Facebook Ads bởi vì đây là chỉ số để đánh giá chất lượng của webiste và chất lượng của quảng cáo. Nếu CTR càng cao thì chứng tỏ website, quảng cáo của bạn rất chất lượng phù hợp với nhu cầu của nhiều người và ngược lại nếu CTR thấp thì bạn phải điều chỉnh ngay website, quảng cáo của mình cho phù hợp hơn.

III. CTR có chỉ số bao nhiêu là tốt?

Trong SEO thì nếu website của bạn đang ở top 3 trở lên thì CTR phải đạt tầm 15% đến 25% là ổn. Còn đối với các kênh quảng cáo như là quảng cáo tìm kiếm trả tiền của Google Ads thì chỉ số CTR 15% trở lên được coi là tốt. Tuy nhiên đối với quảng cáo Facebook Ads và quảng cáo hiển thị trả tiền của Google Ads thì chỉ số CTR tốt được đặt ra là 3%.

Mặc khác chỉ số CTR cũng sẽ khác nhau tuỳ thuộc rất nhiều vào mặt hàng mà bạn đang phục vụ là cao cấp hay phổ thông. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi chỉ số CTR trung bình của từng ngành để biết về đối thủ hiện ở mức bao nhiêu và cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo tiếp theo. 

IV. Mẹo tăng chỉ số CTR

1. Tiêu đề phải chuẩn

Tiêu đề chuẩn là phải có các yếu tố sau: 

  • Tăng cảm xúc cho người đọc: Yếu tố tâm lý gây hoang mang, sợ hãi hay hài hước tuỳ vào mục đích của bạn.
  • Sử dụng các con số: Các chuyên gia phân tích nhận định rằng tiêu đề có sử dụng các con số sẽ làm tăng 36% CTR.
  • Kêu gọi hành động: Tiêu đề có chứa cụm từ kêu gọi hành động sẽ giúp người dùng dể click hơn.

Ví dụ khi bạn bán thuốc giảm cân bạn để tiêu đề "Ung thư vú giai đoạn cuối: 10 điều bạn cần biết" thì bạn đổi thành tiêu đề này "Chẩn đoán ung thư vú muộn, tỉ lệ sống chỉ còn 22% – Kiểm tra ngay hôm nay" thì vừa đủ 3 yếu tố trên giúp cải thiện chỉ số CTR đáng kể.

2. Viết theo quan điểm cá nhân

Phần mô tả nên viết theo quan điểm cá nhân sẽ kích thích người dùng click và ở lại bài viết lâu hơn.

3. Sử dụng URL thân thiện

Một URL thân thiện là nó phải theo cấu trúc phân cấp. Theo một nghiên cứu mới đây thì những URL mô tả bao gồm những từ có liên quan đến nội dung của chủ đề, nhận được nhiều hơn 25% click so với những URL chung chung.

4. Dùng những từ ngữ nhấn mạnh vào phần mô tả của bạn

Bạn có thể dùng các từ ngữ như khổng lồ, bí mật, shock, tiết lộ, trong tiêu đề quảng cáo thường khiến người đọc tò mò  trong việc click đọc bài viết hơn nhiều.

5. Hình ảnh thiết kế đẹp

Hình ảnh cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với dạng quảng cáo hiển thị trả tiền của Google Ads và quảng cáo Facebook Ads. Màu sắc hình ảnh có màu: trắng, xám, xanh dương, giống như màu mang mã hex #4c66a4 sẽ mang lại nhiều nhấp chuột nhất so với các màu khác.

6. Chọn đúng đối tượng quảng cáo

Đối với các kênh quảng cáo thì thêm một yếu tố nữa là phải chọn đúng đối tượng phù hợp, những đối tượng có nhu cầu cần dịch vụ, sản phẩm của bạn. Bạn là người cung cấp sản phẩm dịch vụ thì chỉ có bạn mới là người hiểu rõ nhất sản phẩm, dịch vụ của mình phù hợp với đối tượng nào.

Tham khảo thêm: CRM là gì?

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai