Từ đồng nghĩa là gì? Công dụng và cách phân biệt từ đồng nghĩa

Từ ngữ được hình thành, cải tiến và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, vì vậy nên hiện nay từ ngữ được chia ra thành rất nhiều loại từ phong phú và đa dạng. Trong đó có từ đồng nghĩa, loại từ này là một trong những loại từ cho thấy được một cách rõ rệt vốn đa dạng, phong phú của tiếng Việt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từ đồng nghĩa là gì bạn nhé!

I. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những cụm từ có nghĩa gần giống hoặc tương tự với nhau. Ngay cả những từ có nhiều ý nghĩa khác nhau cũng có thể được phân loại trong nhiều nhóm từ đồng nghĩa riêng biệt. Nếu bạn muốn thay đổi một từ trong câu nào đó bằng từ đồng nghĩa của nó, thì sẽ mang lại kết quả là ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởng hoặc thay đổi. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào các sắc thái nghĩa của từ, vì vậy nên lưu ý rằng không phải bất kỳ từ đồng nghĩa nào cũng là một lựa chọn thích hợp để thay thế. 

tu dong nghia

Các từ được coi là từ đồng nghĩa khi chúng có một ý nghĩa cụ thể trong một ngữ cảnh cụ thể. Từ đồng nghĩa có mối quan hệ với các từ khác có ý nghĩa liên quan chặt chẽ. Đối lập với từ đồng nghĩa sẽ là từ trái nghĩa. Một vài ví dụ của từ đồng nghĩa:

  • Cha - ba - tía: chỉ người cha đã sinh ra mình.
  • Mẹ - má - u- bầm: Chỉ người mẹ đã sinh ra mình.
  • Chăm chỉ - siêng năng: chỉ tính cách chăm chỉ, chịu thương chịu khó

II. Từ đồng nghĩa có tác dụng như thế nào?

Trong văn viết, việc sử dụng từ đồng nghĩa là hoàn toàn được khuyến khích nhằm thể hiện sự phong phú trong ngôn ngữ sử dụng trong văn bản. Sử dụng từ đồng nghĩa sẽ giúp ta tránh được những lỗi lặp từ, từ đó, lời văn sẽ được diễn đạt một cách sinh động, mượt mà hơn. 

tac dung tu dong nghia

Tùy vào những ngữ cảnh khác nhau thì mức độ, cảm xúc của từ đồng nghĩa mang lại cũng khác nhau. Vì vậy nên nếu bạn muốn thay một từ nào đó bằng từ đồng nghĩa thì cần xem xét, cân nhắc kỹ càng về mặt ngữ cảnh để tránh trường hợp từ ngữ diễn đạt không thích hợp. Trong trường hợp biết cách sử dụng từ đồng nghĩa một cách hợp lý với mục đích nói giảm nói tránh, câu văn sẽ bớt được vẻ nặng nề, thô tục.

III. Các loại từ đồng nghĩa

Dựa theo theo ý nghĩa, ta có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại chính:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ giống nhau tuyệt  đối về nghĩa và cũng tương đồng về cách sử dụng. Vì vậy nên ta có thể dễ dàng sử dụng những từ đồng nghĩa hoàn toàn để thay thế lẫn nhau khi nói hoặc viết.
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Loại từ này còn được gọi là từ đồng nghĩa từ đối, nghĩa là dù có nghĩa giống nhau nhưng chúng sẽ có sự khác nhau về sắc thái. Chính vì vậy nên khi muốn thay thế lẫn nhau trong câu, người nói, người viết cần cân nhắc kỹ lưỡng rằng liệu sắc thái của câu có bị thay đổi nếu thay thế từ khác hay không.

IV. Cách phân biệt từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

1. Cách phân biệt từ đồng nghĩa với từ đồng âm

Tuy rằng từ đồng nghĩa và từ đồng âm đều có cùng chữ “đồng” trong tên gọi những sự tương đồng này nằm ở 2 khía cạnh khác nhau là hình thức và ý nghĩa. Từ đồng nghĩa là từ có sự tương đồng về mặt ý nghĩa, còn từ đồng âm thì lại giống nhau về ngữ âm - tức là cách đọc, cách viết.

Ví dụ cụ thể về từ đồng âm: “Nhân viên bán hàng rất chân thật vì chiếc chân ghế này rất cứng cáp”

Trong ví dụ tên, từ “chân” trong “chân thật” là từ chỉ phẩm chất, tính cách của con người. Còn từ “chân” trong “chân ghế” còn lại là từ chỉ một bộ phần ở phần dưới của chiếc ghế. Qua ví dụ trên, ta có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt rõ rệt của 2 loại từ này.

tu dong nghia

2. Cách phân biệt từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa

Khác với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa không phải là những từ mang ý nghĩa giống nhau mà là những từ mang ý nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ từ trái nghĩa:

  • To - nhỏ
  • Cao - thấp
  • Vui - buồn

tu dong nghia va tu trai nghia

3. Cách phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa

Đây là một loại từ khá dễ bị nhầm lẫn với từ đồng nghĩa do cả hai đều liên quan đến nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa là một từ có nghĩa gốc và có luôn cả nghĩa chuyển và giữa chúng sẽ có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Để dễ hình dung hơn về từ nhiều nghĩa, chúng ta hãy xem ví dụ sau:

  • Ăn: Là một động từ thường được sử dụng để chỉ hành động dùng miệng, răng, lưỡi để nghiền nát thức ăn như ăn cơm, ăn thịt, ăn rau,... 
  • Ăn ảnh: Là từ chỉ một người khi chụp hình rất đẹp, thường là đẹp hơn so với bình thường.
  • Ăn nắng: Là từ chỉ sự hấp thụ ánh sáng mặt trời của da.

Qua ví dụ trên, ta nhận thấy từ một từ ăn với nghĩa gốc, còn có rất nhiều từ ăn với nghĩa chuyển có nét tương đồng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn sáng tỏ từ đồng nghĩa là gì, hy vọng bài viết này đã hữu ích với bạn!

Bài viết nên đọc