Trường từ vựng là gì? Ví dụ về trường từ vựng

Trong chương trình ngữ văn, chắc chắn trường từ vựng là một loại từ cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người bỏ qua tác dụng của nó. Trong bài viết bên dưới, các bạn sẽ được tìm hiểu về những thông tin liên quan đến trường từ vựng.

I. Trường từ vựng là gì?

Trong văn học, ngoài các từ loại ra người ta còn phân các từ thành nhiều tập hợp từ. Những tập hợp từ đó được gọi là trường từ vựng. 

Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ, trong đó điểm chung của chúng là có ít nhất 1 nét chung về nghĩa hoặc tương đồng về một khía cạnh nào đó. Nghĩa của các từ trong cùng trường từ vựng có mối liên hệ với nhau một cách đa chiều, chia thành chiều ngang và chiều dọc. 

Trong khái niệm trường từ vựng, trường có nghĩa là một tập hợp, còn từ vựng là tập hợp các từ của một loại ngôn ngữ nào đó. Trường từ vựng được sử dụng trong Ngữ Văn, trong cả văn viết và văn nói.  

truong tu vung la gi

II. Phân loại các trường từ vựng

Trường từ vựng ngoài cách chia theo chiều ngang và chiều dọc, nó còn được chia dựa theo chiều tuyến tính.

1. Trường từ vựng tuyến tính

Trường từ vựng tuyến tính là trường từ vựng nằm cùng trên một trục tuyến tính. Vậy nên, chúng có thể kết hợp với các từ trên cùng hệ trục đó. Chúng ta có thể tạo ra một trường từ vựng tuyến tính bằng cách chọn 1 từ để làm trục, sau đó tìm thêm các từ tiếp theo có thể ghép lại với nó. 

  • Ví dụ: chọn trục là “chơi”. Vậy trường từ vựng tuyến tính của nó sẽ là: nhảy dây, đá cầu, cầu lông,...

2. Trường từ vựng trực tuyến

Trường từ vựng trực tuyến được chia thành 2 phần nhỏ hơn, đó chính là trường biểu vật và trường biểu niệm. 

Trường biểu vật là những từ đồng nghĩa để biểu thị sự vật, hiện tượng. Các từ trong tuyến phải có sự biểu đạt khái quát cao, thể hiện chung nhất.

  • Ví dụ: với từ chim, ta có “chim đại bàng”, “chim họa mi”, “chim vàng anh”,...

Trường biểu niệm là những từ đồng nghĩa biểu thị khái niệm. Nó có thể chia làm nhiều tuyến nhỏ, các từ trong tuyến được ghép lại dựa trên yêu cầu cùng khái niệm.

  • Ví dụ: những từ chỉ hoạt động như chạy, nhảy, đi,...

3. Trường từ vựng liên tưởng

Với một từ trung tâm, ta có thể phân nhiều nhánh và suy rọng ý nghĩa của từ đó để tạo ra một trường từ vựng. 

  • Ví dụ: khi nhắc tới ăn uống, ta nghĩ ngay tới các món ăn như cơm, phở, bún, bánh canh,... 

III. Đặc điểm và tác dụng của các trường từ vựng

Trường từ vựng chia làm nhiều cấp bậc khác nhau. Một trường từ vựng lớn sẽ bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn trong đó. Một từ cũng có thể xuất hiện trong hai hoặc nhiều trường từ vựng lớn nhỏ khác nhau. Bởi trong tiếng Việt, một từ đứng riêng có nghĩa, mà khi ghép nó lại với các từ khác nó lại có nghĩa khác nhau.  

tac dung truong tu vung

Trong một số văn bản và tác phẩm, hiện tượng chuyển nghĩa của các trường từ vựng cũng được sử dụng. Đó là hiện tượng chúng ta mang nghĩa của từ này chuyển qua cho từ khác. Chúng được biểu hiện thông qua các phép tu từ, được diễn đạt trong các văn thơ.

Nhờ việc sử dụng các trường từ vựng, ý thơ và lời văn được thể hiện rõ ý hơn. Hơn nữa, nó cũng làm cho tác phẩm trở nên độc đáo và sáng tạo. Việc liên kết các từ ngữ với nhau cũng giúp biểu đạt ý nghĩa câu dễ hiểu hơn. Câu văn sau khi sử dụng trường từ vựng cũng sẽ làm người đọc dễ hiểu, thu hút người nghe và người đọc. 

IV. Cách sử dụng trường từ vựng

Bạn có thể sử dụng các trường từ vựng trong thơ, truyện, văn bản viết hoặc văn nói hàng ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chú ý đến cách sử dụng và đặc điểm của từng loại để sử dụng dễ dàng nhất.

Hơn nữa, mỗi loại trường từ vựng cũng sẽ có một tác dụng riêng. Bạn có thể căn cứ vào mong muốn của mình hoặc yêu cầu của tác phẩm để sử dụng trường từ vựng một cách hợp lý. 

cach dung truong tu vung

Ví dụ về trường từ vựng

“Những chàng trai đang chơi bóng đá. Bên kia, các cô gái đang chơi cầu lông. Họ rất phấn khởi, ánh nắng chan hòa trên khắp sân vận động. Tôi đứng trong đội cổ vũ nhìn họ đang chơi vui vẻ. Thanh xuân của chúng ta vẫn chưa đi qua!”
Trong những câu văn trên, chúng ta có thể thấy được các trường từ vựng đang được sử dụng:

  • Trường từ vựng chỉ người: chàng trai, cô gái, họ.
  • Trường từ vựng chỉ hoạt động: cầu lông, bóng đá, nhìn.
  • Trường từ vựng chỉ cảm xúc: vui vẻ, phấn khởi. 

Trường từ vựng có ý nghĩa liên kết các từ có nghĩa giống nhau, làm đoạn văn có sự liên kết. Nhờ đó, người đọc cũng có thể hiểu được, biến đoạn văn trở nên độc đáo hơn.

Vậy là trong bài viết bên trên, các bạn đã được tìm hiểu về khái niệm của trường từ vựng và những kiến thức liên quan. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn những kiến thức về trường từ vựng và có thể vận dụng tốt trong bài tập và cuộc sống. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết nên đọc