CRM là gì? Những lợi ích khi sử dụng CRM cho doanh nghiệp

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM hơn, vậy CRM là gì, những lợi ích khi sử dụng CRM là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. CRM là gì?

CRM là viết tắt của Customer Relationship Management đây là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng.

CRM có nhiệm vụ giúp cho các đơn vị doanh nghiệp có thể quản lý được các tương tác với khách hàng ở thời điểm hiện tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai, từ đó giúp cho doanh nghiệp tạo thêm nhiều các mối quan hệ trong kinh doanh giúp việc kinh doanh được hiệu quả hơn. CRM được tạo ra để giúp doanh nghiệp chăm sóc được khách hàng tốt hơn đồng thời giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

II. Những chức năng chính và lợi ích của CRM

Tuỳ theo mỗi đơn vị cung cấp phần mềm CRM khác nhau thì sẽ có thêm một vài chức năng khác. Bài viết này mình chỉ giới thiệu 3 chức năng chính mà phần mềm CRM nào cũng có.

1. Quản lí bán hàng tự động

Phần mềm CRM giúp quản lý quá trình bán hàng theo từng giai đoạn khác nhau và quản lý các hoạt động bán hàng một cách tự động, nhân viên chỉ việc nhập theo các thao tác đơn giản. 

Khi quá trình bán hàng diễn ra thì phần mềm CRM có nhiệm vụ quản lí, kiểm tra các bước trong hoạt động bán hàng cho các khách hàng tiềm năng, từ lúc lấy thông tin khách hàng, tạo báo giá đến khi kết thúc giao dịch.

Chức năng quản lí bán hàng tự động trong phần mềm CRM bao gồm các tính năng: quản lí báo giá, quản lý cơ hội, quản lí hợp đồng, kết xuất hóa đơn, quản lí công nợ, phân tích hoạt động bán hàng thông qua báo cáo, quy trình làm việc được thực hiện theo các bước chuyên nghiệp, và quản lý kho hàng.

2. Quản lí marketing

Chức năng quản lí chiến lược marketing trong hệ thống phần mềm CRM giúp cho các doanh nghiệp có thể xác định và nắm bắt các thông tin của các khách hàng một cách tốt nhất, từ đó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể.

Một chức năng nữa cũng khá là quan trọng của quản lí các chiến dịch marketing trong phần mềm CRM đó là tích hợp sẵn email markting, sms marketing, tổng đài IP… Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể tạo lòng tin nơi khách hàng và thu hút khách hàng mua sản phảm của doanh nghiệp lâu dài. Đồng thời quản lí marketing cũng giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng tiềm năng và kiếm thêm được nhiều lợi nhuận.

3. Dịch vụ khách hàng và hỗ trợ

Trong phần mềm CRM có chức năng chăm sóc khách hàng và hỗ trợ khách hàng giúp cho các doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý các hoạt động dịch vụ liên quan đến khách hàng hay các vấn đề hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có những dịch vụ khách hàng khác nhau, tuy nhiên hệ thống phần mềm CRM sẽ giúp họ cải thiện được dịch vụ khách hàng tốt nhất, đồng thời làm tăng hiệu quả cũng như giúp chi phí chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp được giảm nhiều hơn.

Phần mềm CRM còn cung cấp tính năng hỗ trợ quản lý các vấn đề và các yêu cầu dịch vụ phát sinh của khách hàng từ đó nhân viên có thể chăm sóc khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất điều này giúp cho khách hàng cảm nhận được sự thoải mái và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

III. Các dạng hệ thống quản lý của CRM

1. CRM tại chỗ

Phần mềm CRM sẽ đặt tại máy chủ của công ty và dữ liệu sẽ được lưu trữ ở đó luôn cho nên người dùng sẽ phải chịu chi phí nâng cấp phần mềm. Hệ thống CRM này có tác dụng kiểm soát, quản lý, bảo mật, bảo trì dữ liệu và thông tin của công ty bằng phần mềm.

2. Cloud-based CRM

Hệ thống sẽ chạy trên nền tảng cloud đồng thời dữ liệu được lưu trữ ở trên cloud luôn. Khi chạy trên hệ thống này thì nhà cung cấp dịch vụ cloud có thể giám sát lắp đặt và duy trì dịch vụ này. Những công ty có máy chủ có tài nguyên bị hạn chế có thể lựa chọn triển khai hệ thống CRM cloud này.

3. Open-source CRM

Open source CRM cung cấp mã nguồn mở cho người dùng, cho phép doanh nghiệp, tổ chức thay đổi không mất tiền. Các nền tảng của open source CRM như là SuiteCRM, OroCRM và SugarCRM cung cấp các lựa chọn thay thế cho các nền tảng độc quyền từ Salesforce, Microsoft và các nhà cung cấp, tổ chức khác.

Việc áp dụng phương thức triển khai CRM tùy thuộc vào nhu cầu, nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

4. CRM mạng xã hội

CRM có liên quan đến các doanh nghiệp thu hút và tương tác với khách hàng trực tiếp thông qua các mạng xã hội nổi tiếng như facebook, twitter,… Các phương tiện truyền thông xã hội trình bày một diễn đàn mở để khách hàng chia sẻ kinh nghiệm với một thương hiệu, nhằm mục đích tăng giá trị tương tác cho khách hàng trên các phương tiện truyền thông, các doanh nghiệp sử dụng CRM mạng xã hội.

Một cách khác để CRM xã hội tăng thêm giá trị cho các công ty và khách hàng là thông qua khách hàng đăng bài review về sản phẩm vì vậy công ty có thể khắc phục được những điểm thiếu sót.

5. CRM mobile

Sử dụng CRM cho điện thoại và máy tính bảng đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu đối với những người làm sales và marketing. Hiện CRM mobile tận dụng các tính năng dành riêng cho các thiết bị di động như GPS nhận dạng giọng nói từ đó có thể cho nhân viên bán hàng biết khách hàng đến từ nguồn.

Lưu ý: Bạn nên thường xuyên dọn dẹp dữ liệu khách hàng hiện tại cho gọn gàng, loại bỏ các hồ sơ trùng lặp, các hồ sơ không đầy đủ thông thiết yếu để chọ hệ thống CRM đạt hiệu quả cao hơn.

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai