DeFi là gì? Tài chính phi tập trung là gì?

Nhắc đến thị trường tiền điện tử thì không thể không nhắc đến DeFi, đây có thể coi là xu hướng mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Nhiều người còn cho rằng DeFi giống như một cuộc cách mạng, mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực tài chính trên toàn cầu. Vậy DeFi là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của từ Decentralised Finance, có nghĩa là tài chính phi tập trung hay còn gọi là tài chính mở. Đây là hệ thống gồm tập hợp các ứng dụng và các công cụ tài chính được xây dựng dựa trên nền tảng blockchain nhằm tạo ra mạng lưới giao dịch tài chính, ở đây người dùng có thể trao đổi giao dịch ngang hàng (P2P) mà không cần thông qua bất cứ một bên trung gian nào.

II. Đặc điểm của DeFi

Một số ưu điểm của DeFi có thể kể đến: 

  • Dễ tiếp cận: Trước đây với mô hình tài chính truyền thống CeFi bạn phải bỏ tiền ra để nhận thành viên VIP mới có thể nhận được những ưu đãi của hệ sinh thái, nhưng với DeFi mọi người dùng đều bình đẳng như nhau, bạn sẽ không cần tốn bất cứ chi phí nào nhưng hoàn toàn có thể tiếp cận được tối đa mà DeFi mang lại.
  • Khả năng tương tác cao: Mô hình DeFi có xu hướng phát triển hướng đến cộng đồng cho nên những người nằm trong hệ sinh thái DeFi thường tương tác với nhau rất cao. 
  • Tính riêng tư: Mô hình DeFi được phát triển dựa trên nền tảng Blockchain nên bạn hoàn toàn có thể sở hữu một ví lưu trữ tiền điện tử mà không cần phải định danh. Các giao dịch chuyển tiền qua lại cũng không cần phải biết ai là người gửi, ai là người nhận.
  • Tính minh bạch: Giao dịch trên DeFi đều được công khai minh bạch, bạn có thể kiểm tra một giao dịch bất kỳ dựa vào mã transaction chuyển tiền.
  • Tính công bằng: Mọi giao dịch trên DeFi sẽ không phân biệt ai sở hữu nhiều tiền điện tử hơn hay ít hơn như ngân hàng truyền thống.

III. Một số ứng dụng của DeFi

1. Lending & Borrowing platform

Đây là nền tảng vay & cho vay phi tập trung, hai chủ thể chính trong Lending & Borrowing là:

  • Lenders (depositors): Sử dụng các tài sản hoặc tiền để cho các Borrower vay với tỉ lệ lãi suất nhất định. Sau 1 khoảng thời gian, họ sẽ nhận lại được vốn gốc và lãi suất như thoả thuận ban đầu.
  • Borrowers (loan takers): Vay tiền hoặc tài sản từ các Lender và sẵn sàng trả lãi cho số tiền đó.

lending

2. Stablecoins

Đặc trưng của thị trường tiền điện tử là tính biến động giá khá lớn, để bảo toàn vốn các nhà đầu tư có thể chuyển tài sản của họ qua các đồng Stablecoins thay vì phải chuyển sang tiền Fiat.

Stablecoins

3. DEX

Đây là các sàn giao dịch phi tập trung, các sàn DEX cho phép người dùng thực hiện giao dịch ngang hàng ngay trên mạng lưới Blockchain mà không cần thông qua bất kỳ bên thứ ba nào.

4. Decentralized Insurance

Đây là hình thức bảo hiểm phi tập trung có những người dùng sử dụng các ứng dụng DeFi. Trong mua bán bảo hiểm truyền thống sẽ có 2 bên là người đi mua và bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Nhưng trong DeFi vì mong muốn có sự phân quyền, phi tập trung cho nên trong DeFi sẽ có 3 bên phối hợp với nhau để cùng phân chia rủi ro trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm phi tập trung là người đi mua, người đánh giá rủi ro và người đánh giá yêu cầu bồi thường.

Insurance

5. Liquidity Mining

Đây là hình thức cho phép người dùng kiếm được lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản đồng coin mà họ có cho sàn giao dịch, đổi lại người tham gia cũng sẽ được nhận những phần thưởng nhất định thường sẽ là các đồng governance token.

Liquidity Mining

6. Decentralized Oracles

Đây là hệ thống cung cấp dữ liệu theo thời gian thực được gửi đến các hợp đồng thông minh, giúp chúng có thể truy cập vào dữ liệu thực tế nằm ngoài hệ sinh thái blockchain. Thông thường là thông tin giá tài sản tại một thời điểm thực tế.

Oracles

7. Decentralized Derivatives

Đây là hình thức giao dịch phái sinh phi tập trung dựa trên giá trị tương lai của các đồng tiền điện tử. Hay hiểu đơn giản là người sẽ không trực tiếp sở hữu các đồng tiền điện tử đó mà chỉ giao dịch với nhau dựa trên giá của các đồng tiền điện tử đó.

Derivatives

8. Synthetic Assets

Đây là hình thức phái sinh mới cụ thể đây là các token đại diện kỹ thuật số của các phái sinh. Trong đó các công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính cung cấp khả năng tiếp xúc tùy chỉnh đối với tài sản cơ bản hoặc vị thế tài chính, synthetic asset là đại diện được token hoá của các vị trí đó.

Synthetic Assets

IV. Hạn chế của DeFi

Bên cạnh những lợi thế so với thị trường tài chính CeFi thì DeFi cũng có những hạn chế riêng:

  • Hiệu suất kém: Hệ thống mạng blockchain vốn chậm hơn các mạng tập trung, và các ứng dụng được xây dựng trên mạng này cũng bị ảnh hưởng bởi điều này.
  • Nguy cơ lỗi người dùng cao: Khi tham gia DeFi thì mọi thao tác, hoạt động đều do người dùng tự chịu trách nhiệm, không có một bên trung gian nào hết. Các sản phẩm của DeFi cũng hơi phức tạp, người dùng mới sử dụng không quen sẽ gặp khó khăn.
  • Trải nghiệm người dùng tiêu cực: Hiện tại các sản phẩm của DeFi vẫn rất cần sự quan tâm từ người dùng, để DeFi trở thành thị trường tài chính lớn trong tương lai thì các sản phẩm của DeFi phải đem lại giá trị hữu hình nào đó cho người dùng để khuyến khích họ chuyển đổi từ hệ thống truyền thống CeFI.
  • Hệ sinh thái lộn xộn: Hiện tại để tìm được ứng dụng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể đòi hỏi người dùng phải có kiến thức và khả năng tìm được ứng dụng phù hợp nhất. Sự khó khăn không chỉ ở việc xây dựng các ứng dụng mà còn ở chỗ chúng có thể phù hợp với toàn thể hệ sinh thái DeFi như thế nào.

V. Tiềm năng của DeFi trong tương lai

Chỉ chưa đầy 1 năm TVL tổng lượng tài sản được khóa trong các ứng dụng DeFi tăng trưởng gấp 8 lần. Trong đó đa phần là các dự án thuộc mảng DEX và Lending. Điều này cho thấy người dùng đã bắt đầu quan tâm về DeFi nhiều hơn, các sàn phi tập trung dần dần đã được người dùng tin tưởng nhiều hơn.

tvl

Trong tương lai khi mà DeFi kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI sẽ làm thay đổi và ảnh hưởng đến mô hình tài chính tập trung trên thế giới. Có rất nhiều nhà đầu tư hiện nay đang quá chán nản với hệ thống tài chính truyền thống, họ muốn được tự do, không muốn bị kiểm soát quá nhiều. Chính vì vậy xu hướng của nhiều nhà đầu tư sẽ dần chuyển sang DeFi để tự quản lý tài chính cá nhân mà không phụ thuộc vào bên thứ ba nào khác.

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai