Công thức hoá học là gì? Những loại công thức cơ bản cần nhớ

Trong hóa học, mỗi nguyên tố hay hợp chất đều có một công thức hóa học riêng. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng học được bằng cách liên hệ chúng với nhau. Cùng tìm hiểu một số công thức hóa học cơ bản cần phải nhớ dưới đây.

I. Công thức hóa học là gì?

Hoá học là một môn học, cũng là một lĩnh vực nghiên cứu trong đời sống. Thực chất, hoá học rất gần với đời sống con người, và thứ con người tiếp xúc trực tiếp chính là các nguyên tố hoá học. Mỗi nguyên tố sẽ có công thức hóa học riêng, và thậm chí có thể được tính toán bằng các công thức hoá học. 

Công thức hoá học là một ký hiệu mô tả các yếu tố như tên nguyên tử, số lượng và thành phần các nguyên tố trong đó. Công thức hoá học là thứ cung cấp thông tin về cấu tạo và hình dạng một chất trong không gian 3 chiều. 
Mỗi nguyên tố sẽ có một kí hiệu khác nhau. Tương tự, các phân tử được cấu tạo từ nhiều nguyên tố khác nhau nên công thức hoá học của chúng cũng có sự khác biệt. Bên cạnh đó, công thức còn là định nghĩa dùng để chỉ những phép tính toán để giải quyết các bài toán hoá học. 

cong thuc hoa hoc

II. Các loại công thức hóa học

Chỉ riêng công thức chỉ cấu tạo nguyên tử cũng có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số công thức hoá học cơ bản nhất. 

1. Công thức cấu trúc

Là công thức mô tả cấu tạo chi tiết của một nguyên tử và các liên kết hoá học mà chúng biểu thị. Đây chính là thông tin quan trọng của một nguyên tố, giúp chúng ta xác định được các loại công thức có cùng công thức nhưng lại khác cấu trúc. 

2. Công thức phân tử

Là công thức thể hiện số lượng các nguyên tử thực tế trong các phân tử. Tên gọi khác của công thức này là công thức tường minh. Đây là loại công thức phổ biến, rất dễ dàng tra cứu và xác định. 

cong thuc phan tu

3. Công thức thực nghiệm

Là công thức thể hiện số lượng nguyên tử tương đối không có sự chính xác nhất định. Nó biểu diễn dạng tổng quát nhất của phân tử, hoặc dạng rút gọn chỉ có tỷ lệ và tên các nguyên tử. Trong một số trường hợp, công thức hoá học của phân tử và công thức thực nghiệm giống nhau. 

4. Công thức cô đặc

Là công thức chỉ một biến thể nào đó của phân tử gốc, có sự đặc biệt về cấu tạo hoặc số lượng. Nó có thể không thể hiện các ký hiệu của cacbon và hidro, chỉ có các nhóm chức và các loại liên kết. 

cong thuc co dac

III. Ý nghĩa của công thức hóa học

Mỗi công thức hoá học chỉ một chất hoặc một nhóm chất riêng biệt. Vậy nên, chỉ cần biết công thức hoá học, chúng ta còn có thể biết thêm các thông tin sau:

  • Chất được tạo ra từ những nguyên tố nào, có tỷ lệ ra sao.
  • Số lượng phân tử có trong chất hoặc số nguyên tử có trong một phân tử của chất. 
  • Phân tử khối của chất là bao nhiêu.
  • Các liên kết và các thù hình trong tự nhiên của chất đó. 
  • Công thức hoá học còn là một cơ sở để thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm và thực nghiệm. Từ công thức hoá học, người ta còn có thể chứng minh nhiều hiện tượng trong cuộc sống không có lời giải đáp. 

IV. Công thức tính toán

Như đã nói ở trên, khái niệm công thức hoá học không để chỉ cấu tạo của các phân tử mà còn là định nghĩa chỉ các công thức tính toán. Một số các công thức cơ bản bạn cần nhớ như: 

  • Công thức tính nồng độ mol: CM = số mol chất tan / thể tích dung dịch
  • Công thức tính nồng độ phần trăm: CM = (10D x C%)/M
  • Công thức tính khối lượng chất rắn: m = n x M
  • Công thức tính nồng độ dung dịch: C% = mct/mdd x 100%
  • Công thức tính số mol: n = m/M
  • Công thức tính thể tích: n = V/22,4

Trong đó, các ký hiệu thể hiện:

  • m là khối lượng của chất (đơn vị: gam)
  • M là khối lượng mol của phân tử (đơn vị: g/mol)
  • V là thể tích của chất hình dạng chất khí(đơn vị: lít)
  • N là số nguyên tử hoặc phân tử

V. Những loại công thức hóa học cơ bản cần nhớ

Dưới đây là một số công thức hoá học của các chất hoặc hợp chất hay dùng và thường thấy trong đời sống:

  • Công thức hóa học của cồn hay chính là rượu: C2H5OH
  • Công thức hóa học của đường Saccarose (trong hoa thốt nốt): C12H22O11
  • Công thức hóa học của đường Glucose (trong quả chín, rễ cây): C6H12O6
  • Công thức hóa học của đường Fructose (trong mật ong, rau củ): C6H12O6
  • Công thức hóa học của muối ăn thường dùng: NaCl
  • Công thức hóa học của baking soda: NaHCO3
  • Công thức hóa học của nước: H2O
  • Công thức hóa học của axit sunfuric: H2SO4
  • Công thức hoá học của các đơn chất hoặc kim loại trong cuộc sống như: Fe (sắt), Cu (đồng), Al (nhôm), Zn (kẽm), Ag (Bạc),...

Công thức hoá học có vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống. Không chỉ vậy, công thức hoá học còn được áp dụng nhiều trong cuộc sống. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thêm nhiều hiểu biết và áp dụng được vào cuộc sống. 

Bài viết nên đọc