Những loài sa giông độc đáo nhất bạn cần biết

Hiện nay có rất nhiều loài sa giông vô cùng mới lạ chưa được tìm thấy. Mới đây nhất, tại Việt Nam vừa phát hiện một loài mới. Mời các bạn cùng tìm hiểu về loài vật này trong bài viết dưới đây.

I. Sa giông là con gì?

Sa giông có danh pháp khoa học là Pleurodelinae, chúng còn có cái tên tiếng Việt là cá cóc. Chúng là một phân bộ thuộc họ Kỳ nhông, cũng được gọi là cá cóc. Chúng sống được cả trên bờ và dưới nước. Sa giông lần đầu tiên tìm thấy và được đặt tên chính là trên lãnh thổ của Trung Quốc.

các loài sa giong

Sa giông chia làm rất nhiều chi nhỏ hơn, phân bố trên toàn thế giới. Mỗi loài sẽ có đặc điểm về tính cách hoặc đặc tính riêng. Chúng được coi là một loài quý hiếm, được bảo tồn trên khắp thế giới.

sa giông

Sa giông có chiều dài trung bình không lớn, thân dài giống thằn lằn nhưng đầu to hơn. Một số loài có sẵn chất độc khiến nhiều kẻ thù và cả con người phải dè chừng. Thức ăn chính của chúng vẫn là các loài bọ nhỏ, giun, sâu bọ và muỗi.

sa giong la con gi

Sa giông sinh sản bằng cách đẻ trứng dưới nước, nơi có các thực vật thủy sinh để làm điểm tựa. Quá trình phát triển của con con cũng giống như loài cóc, từ sống dưới nước sau đó, khi trưởng thành mới lên sinh sống trên bờ.

sa giông

Có rất nhiều loài vật khác nhau về ngoại hình và nơi sinh sống. Dưới đây là một số loài vừa mới tìm được và độc đáo nhất trong loài.

II. Đặc điểm hình thái của loài sa giông

Chiều dài trung bình của một con sa giông đực là từ 110,4 đến 140,3 mm. Đối với con cái, chiều dài trung bình từ 138,9 đến 162,5 mm. Chúng có phần đầu khá phẳng, hình tam giác và nhọn ở mũi. Phần thân dưới rộng hơn, nhưng nhỏ dần về phía đuôi đằng sau.

hình thái sa giông

Trên phần đầu, đôi mắt của nó khá to và chiếm nhiều diện tích. Phần gờ trên đầu sẽ kéo dài từ mõm, tạo thành một hình chữ V khá nổi bật. Chúng có làn da sần sùi và nhiều nốt như mụn nổi trên cơ thể. Chi sau thường to hơn chi trước, các đầu ngón tròn trịa.

sa giông sinh sản

Khi sinh sản, chúng sẽ từ trên bờ chuyển xuống dưới nước, thường bắt đầu từ tháng 5 là vào mùa sinh sản của chúng. Vùng sinh sản của con cái và con đực đều nhô rõ ra để tiện giao phối, bụng con cái cũng to hơn. Khi chưa trưởng thành để lên bờ, ấu trùng con vẫn sẽ sống dưới nước và ăn các loài thủy sinh đợi mùa đông đi qua.

III. Các loài sa giông độc đáo trên thế giới

Sa giông có rất nhiều loài và phân bố khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là một số loài có các đặc điểm khác biệt.

1. Sa giông cá sấu da sần 

Mới đây, các nhà khoa học của Việt Nam và Đức đã phát hiện ra loài sa giông mới có tên là Tylototriton pasmansi và Tylototriton sparreboomi. Chúng được các nhà khoa học lần đầu phát hiện tại phía Bắc Việt Nam, cụ thể là vùng sông Đà ở tỉnh Phú Thọ và bờ tây ở Thanh Hóa. Loài mới này được đặt tên tiếng Việt là sa giông cá sấu. 

sa giong da san

Chiều dài trung bình của chúng vào khoảng 15cm, lớp da ngoài thô sần và tối màu như cá sấu. Đôi mắt của chúng to tròn, các ngón ở chi và trên phần đuôi có màu cam nổi bật. Khi hình ảnh được đưa lên, sa giông cá sấu được cộng đồng mạng đánh giá là loài dễ thương.

Đặc biệt, trong loài này cá thể cái sẽ có cơ thể dài và to hơn cá thể đực. Chúng đều có đầu rộng, phần mõm dài nhưng khá hẹp. Phần da của chúng không quá sần sùi và phần xương đùi cũng có chiều dài ngắn hơn. Lần phát hiện này được đánh giá là có lợi rất lớn với việc nghiên cứu loài mới và bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Sa giông mào ở phương Bắc

Đây là một loài sa giông đặc biệt khác, phân bố tại các vùng phía Bắc châu Âu như Wales, Scotland và Anh. Chúng sinh sống tại các ao hồ, ngủ động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau trong các hang đá hoặc dưới lớp bùn. Thức ăn chính của chúng cũng là các loài bọ nhỏ, giun, ốc sên và cả ếch non.

sa giong phuong bac

Đặc điểm mới lạ và đặc biệt của chúng là ở phần dưới bụng, có các đốm màu sắc đen, vàng và cam xen lẫn nhau. Tương tự như vân tay của con người, đây là điểm để phân biệt các cá thể trong loài vì vị trí phân bố khác nhau. Trong các loài sa giông, chunhs được đánh giá là loài lớn nhất.

sa giong mao

Tại các nước vừa nói trên, số lượng loài đang sụt giảm nhanh chóng vì tác động của con người và biến đổi khí hậu. Chúng được bán và có mục đích thương mại cao. Từ năm 1981, nhiều quốc gia đã ban bố các điều luật bảo vệ sa giông. Thậm chí, những cá nhân có mục đích làm bị thương hoặc đánh bắt sa giông. 

3. Sa giông gân dùng xương sườn làm vũ khí

Chúng có tên khoa học là Pleurodeles Waltl, có phần xương hai bên sườn nhọn dùng để tự vệ. Chúng phân bố chủ yếu tại các vùng Trung và Nam bán đảo của bán đảo Maroc hoặc Iberia. Khu vực sinh sống của chúng ở vùng ven hồ, suối nhỏ ở cả các nước Tây Ban Nha.

sa giong dung xuong

Kích thước của chúng khá nhỏ, chỉ dài chừng 30cm nhưng cơ chế tự bảo vệ bản thân lại khiến cho nhiều kẻ thù khiếp sợ. Cơ chế hoạt động của những chiếc gai cạnh xương sườn là xuyên đầu nhọn qua lớp da bên ngoài. Trên đỉnh nhọn của chúng sẽ tiết ra chất độc, gây tê liệt và tử vong. Khi không còn mối đe dọa, những chiếc gai này sẽ thu trở về và phần da bị rách ấy sẽ nhanh chóng lành lại.

4. Sa giông lưỡng cư cực độc

Đó chính là loài Taricha Granulosa, sống ở vùng Bắc Mỹ. Chúng có lớp da bên ngoài nhám màu nâu hoặc đen, bên dưới lớp bụng có màu vàng cam sáng và nổi bật hơn. Con trưởng thành cũng chỉ có chiều dài khoảng 11 đến 18cm.

sa giong cuc doc

Để tự vệ, làn da chúng có tiết ra một lớp chất cực độc có tên là TTX có thể khiến 10 người trưởng thành tử vong. Tuy nhiên, chính chúng lại không có khả năng miễn dịch chất độc này. Nếu để chất độc đi vào ruột, loài sa giông này vẫn có thể tử vong.

sa giong luong cu

Vậy là trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về sa giông và các loài sa giông đặc biệt trên thế giới. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về sa giông.

Bài viết nên đọc