Con gián là con gì? Cách đuổi gián khỏi ngôi nhà của bạn

Một trong những loài côn trùng cứng đầu và khó tiêu diệt nhất không thể nào thiếu gián. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm ra cách xua đuổi những chú “tiểu cường”này.

I. Con gián là con gì?

Gián là một loài côn trùng nhỏ thuộc bộ Blattodea. Gián có màu nâu, khả năng bò và bay rất nhanh. Chúng sống thành bầy đàn và trú ẩn ở những nơi ẩm thấp như kẽ tường, kẽ tủ, tủ đựng bát đĩa,..

hinh anh con gián

Gián hoạt động mạnh vào lúc đêm tối. Con gián chứa rất nhiều mầm bệnh, thường xâm nhập vào đồ ăn thức uống của con người. Do vậy đây là côn trùng nguy hại đến sức khoẻ con người. Ngoài ra chúng còn là một tên siêu phá hoại vì khi không có thức ăn chúng sẽ cắn phá đồ đạc trong nhà. Thậm chí chúng còn gặm nhấm xác động vật, cắn người.

1. Đặc điểm của con Gián

Gián là loại côn trùng có thân hình bầu dục, hơi dẹt. Chúng dài 2-3mm có màu nâu, nâu gỗ, cơ thể trơn như dầu. Đầu chúng được ẩn dưới phần đốt ngực trước. Gián có hai râu được gọi là hai xúc tu luôn ngoe nguậy để cảm nhận mùi vị.

con gián sợ gì

Mắt Gián có hơn 1000 thấu kính giúp chúng quan sát mọi vật cùng một lúc. Miệng có bộ cơ hàm khỏe mạnh khiến chúng trở thành một chiếc “máy bào” đúng nghĩa, gặm nhiều đồ vật cứng trong nhà. Phần cánh của con Gián phủ kín lưng và rất ít khi được chúng sử dụng để bay.

gián đức

Phần chân của loài Gián thì có những móc gai sắc nhọn chống lại kẻ thù. Trong khoang bụng Gián chứa một phần dịch trắng được gọi là thân vị mỡ, là cách để chúng dự trữ năng lượng khi cạn kiệt nguồn thức ăn. 

2. Hoạt động sống của Gián

Gián hoạt động mạnh vào ban đêm, chúng rất sợ ánh sáng nên ban ngày sẽ ẩn nấp trong những khe tối. Chúng có thể sống đơn độc hoặc tập trung thành một đàn ở sau khe tủ, khe tường, góc bếp, đều là những nơi tối và ẩm ướt. Chiếc râu của gián rất nhạy cảm. Nếu nó cảm nhận có sự xuất hiện của con người gần đó nó sẽ chạy toán loạn.

gián rất sợ ánh sáng

Gián được xem là loài động vật ăn tạp, cực kỳ phàm ăn. Món khoái khẩu của nó là bánh kẹo ngọt, bơ sữa. Nếu không có những món này chúng sẽ gặm bìa sách, giày dép thậm chí là móng tay, móng chân xác chết động vật. Phân và cơ thể chúng bốc ra một mùi rất khó chịu. Đó là chất pheromone - một tín hiệu để giao tiếp với đồng loại. 

II. Gián nguy hại đến sức khoẻ con người như thế nào?

Tưởng chừng vô hại khi gián rất ít khi tấn công đến con người. Nhưng nếu tiếp xúc cơ thể chúng hoặc ăn phải đồ ăn bị gián bò qua thì sẽ rất nguy hiểm. Gián vừa là vật chủ gây dị ứng vừa là trung gian truyền nhiều bệnh khác:

  • Gây dị ứng và hen suyễn: Gián chứa một lượng lớn protein đặc biệt có thể gây dị ứng trên da và niêm mạc cơ thể. Vậy nên bất cứ nơi nào gián đi qua đều có thể để lại mầm bệnh. Trong khoang cơ thể chúng còn chứa nhiều bào tử nấm - nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Do vậy xác chết của gián cũng không được vứt bừa bãi trong nhà. Khi đập gián cũng cần những dụng cụ dài tay, tránh tiếp xúc trực tiếp.
  • Gây tiêu chảy, dịch tả: Theo các nhà khoa học gián là trung gian truyền bệnh của hơn 33 loại vi khuẩn đặc biệt là E.coli và Samonella, giun sán. E.coli và Samonella là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng ngộ độc thức ăn. Khi ăn phải đồ ăn có gián bò qua hay bị gián ăn phải thì chúng ta đã trực tiếp đưa các loại vi khuẩn nguy hiểm này vào cơ thể. Trường hợp nhẹ là đau bụng đi ngoài còn nặng có thể dẫn tới nôn mửa, mất nước, suy kiệt phải nhập viện.

sư nguy hiểm của gián

III. Những cách đuổi gián khỏi ngôi nhà của bạn

Vệ sinh không gian sống sạch sẽ đặc biệt là nơi chứa đựng đồ ăn như tủ bếp, bàn ăn, bếp nấu. Giữ cho ngôi nhà luôn khô thoáng không được ẩm ướt. Không được để rác, bụi bặm tích tụ ở trong góc tường, khe tủ nhằm loại bỏ môi trường sống của chúng.

gián con

Nếu đã dọn sạch rồi nhưng chúng vẫn quay lại thì hãy thử những mẹo sau:

  • Dùng vỏ cam chanh: Dùng vỏ cam chanh phơi khô hoặc đốt rải ở những nơi mà gián hay lui tới. Hoặc cũng có thể dùng nước cốt chanh để lau bếp, tủ. Sở dĩ là do chanh có tính axit có mùi cay khiến những chú “tiểu cường” đều khiếp sợ và bỏ chạy.
  • Dùng tinh dầu: Tinh dầu không những giúp không gian sống gia đình bạn có mùi dễ chịu mà còn là một mẹo đuổi gián vô cùng hiệu quả. Dùng tinh dầu sả, cam, bạc hà, quế để xịt trực tiếp hoặc xông hơi.
  • Dùng những chất hoá học có sẵn trong nhà: Có thể dùng bột giặt, thuốc tẩy đổ trực tiếp lên gián khiến chúng chết ngay tức khắc. Hoặc hoà lẫn bột giặt vào trong đường, bánh kẹo làm mồi cho chúng ăn. Chắc chắn chỉ một con bị hạ độc những con khác trong nhà sẽ tự động bỏ đi.
  • Dùng thuốc xịt côn trùng hoặc thuốc chuyên để diệt gián: Đổ thuốc vào tổ của gián hoặc là những nơi gián thường xuyên qua. Đặc biệt chú ý không được xịt thuốc dính lên đồ ăn, quần áo. Nhà có trẻ nhỏ thì cần lựa chọn những loại thuốc có thành phần thiên nhiên. 

con gián

Bài viết trên đây cho chúng ta hiểu gián nguy hại đến sức khoẻ con người như thế nào. Để xua đuổi những chú gián đáng ghét này bạn hãy thử một trong những cách trên. Chắc chắn sau một vài lần sử dụng những chú “tiểu cường” sẽ mất hút hoàn toàn.

Bài viết nên đọc