Tuần Lộc: loài động vật biết "bay" trong đêm giáng sinh

Tuần Lộc là những sinh vật đáng yêu đã tượng trưng cho Giáng sinh trong nhiều thế kỷ. Nhắc đến Tuần Lộc, người ta thường nghĩ ngay đến chú tuần lộc kéo xe của ông già Noel. Không chần chừ thêm nữa, chúng ta cùng tìm hiểu ngay về loài động vật ưa lạnh này nhé!

I. Đặc điểm ngoại hình của Tuần Lộc

Tuần Lộc là một loài khỏe mạnh, có thân hình vạm vỡ, sống ở vùng Bắc cực và cận Bắc cực của bán cầu Bắc. 

Phát triển mạnh ở vùng lãnh nguyên của Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ, rất nhiều phân loài Tuần Lộc với các biến thể về kích thước, màu sắc và hình dạng của gạc đã tạo nên sự phong phú cho loài.

tuan loc

Loài động vật này đặc biệt nổi bật với đôi gạc chứ không phải sừng. Nếu như bạn chưa biết thì gạc khác với sừng ở chỗ chúng không tồn tại lâu dài và thường xuyên rụng và mọc lại.

con tuần lộc

Tuần lộc đực rụng gạc vào tháng 11- ngay trước Giáng sinh và mọc lại vào mùa Xuân năm sau. Những con cái lại thường giữ được gạc của chúng trong suốt mùa đông và rụng khi chúng sinh con non vào tháng 5. 

tuần lộc cái

Qua những thông tin trên thì nhiều người cũng khá chắc chắn rằng đàn Tuần Lộc chở cỗ xe kéo của ông già Noel đều là con Tuần Lộc cái vì trong dịp đặc biệt này, chỉ những con cái mới còn giữ lại được đôi gạc của mình.

tuần lộc kéo xe

Nói đến vấn đề kéo xe, bạn đã từng thắc mắc tại sao ông già Noel lại sử dụng xe trượt tuyết do Tuần Lộc kéo thay vì xe ngựa chưa? Câu trả lời đơn thuần có thể bắt nguồn từ việc Tuần Lộc vốn có nguồn gốc từ vùng khí hậu lạnh như Alaska, Canada và Scandinavia nên chúng dễ dàng thích nghi với cái lạnh.

tuan loc keo xe cho ong gia noen la con cai

Bộ lông của Tuần Lộc khá đặc biệt, được cấu tạo để giúp chúng giữ ấm thân nhiệt một cách hoàn hảo. Tuần Lộc cũng là loài động vật duy nhất có lông che phủ hoàn toàn mũi. Điều này giúp làm ấm không khí lạnh mà chúng hít thở trước khi đến phổi.

II. Những điều thú vị của Tuần Lộc

1. Tuần lộc có khả năng di chuyển tốt trong môi trường băng tuyết

Tuần Lộc có bộ móng guốc lớn mang lại cho chúng một số lợi thế trong môi trường khắc nghiệt ở Bắc Cực. 

bầy tuần lộc

Để tránh bị ngập trong tuyết, các ngón chân của chúng duỗi ra xa nhau để dàn đều khối lượng cơ thể và ổn định vị trí trên mặt đất.

2. Tuần Lộc sống theo đàn

Tuần Lộc là loài động vật xã hội luôn sống theo bầy đàn. Chúng di chuyển, nghỉ ngơi và kiếm ăn theo đàn ít nhất từ ​​10 con cho đến vài trăm con. Nhóm của Tuần Lộc trở nên rộng lớn hơn rất nhiều vào mùa Xuân với số lượng thường lên tới hàng ngàn con.

hình con tuần lộc

3. Tuần Lộc sống được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của một con Tuần Lộc trưởng thành là khoảng 15 năm, nhưng chúng có thể sống tới 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy nhiên, tuổi thọ của con đực sẽ ít hơn con cái 4 năm.

ảnh tuần lộc

4. Tuần Lộc bơi rất giỏi

Tuần lộc không có thói quen ở một chỗ quanh năm. Vào mùa Đông, đàn Tuần Lộc di cư về phía Nam, nơi khí hậu không quá lạnh. Vào mùa Hè, chúng lại tiếp tục cuộc hành trình di cư về phía Bắc. Tuần Lộc di cư khoảng 1.200 dặm mỗi năm. Một số đàn tuần lộc sẽ đi hơn 3.000 dặm mỗi năm. Nói chung, Tuần Lộc là loài động vật di cư xa hơn hầu hết các loài động vật trên thế giới.

tuần lộc bơi rất giỏi

Những con Tuần Lộc sẽ phải học cách chấp nhận vượt qua những địa hình khắc nghiệt khi chúng di cư và điều này bao gồm việc băng qua những con sông lớn chảy xiết và thậm chí cả vùng nước đóng băng của Bắc Băng Dương. Mặc dù vậy, Tuần Lộc có thể bơi dễ dàng và nhanh chóng với tốc độ từ 6,5 km/h đến khoảng 10 km/h.

5. Tuần Lộc có khứu giác tuyệt vời

Khứu giác của Tuần Lộc tuyệt vời đến mức chúng thậm chí có thể xác định được thức ăn của mình nằm dưới lớp băng. Cụ thể, bạn sẽ thấy chúng di chuyển trong thời tiết có gió vì kiểu thời tiết này rất có ích cho chúng trong việc đánh hơi mùi.

tuan loc

Hơn nữa, chúng thậm chí có thể cảm nhận được sự nguy hiểm bằng cách đánh hơi. Khả năng đánh hơi của chúng cũng có thể dẫn chúng đi đúng hướng.

6. Tuần lộc không phải là loài có nguy cơ tuyệt chủng

Mặc dù chúng không phải là loài có nguy cơ tuyệt chủng nhưng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã liệt Tuần Lộc vào loại “dễ bị tổn thương” do số lượng của chúng giảm hơn 35% trong 25 năm qua. Tuy nhiên, mối quan tâm đặt lên chúng chưa cao vì dân số của Tuần Lộc cao và phạm vi phân bố rộng rãi.

tuan loc trong tuyet

Theo một số chuyên gia, chưa ai có thể nói chính xác nguyên nhân dẫn đến suy giảm đàn nhưng nhiều khả năng có liên quan đến yếu tố khí hậu và mùa đông khắc nghiệt thường dẫn đến tình trạng thiếu hụt thức ăn. Người bản địa cũng đã săn tuần lộc để lấy thức ăn, quần áo và nơi trú ẩn.

Tuần Lộc là loài động vật gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ qua những câu chuyện sáng tạo về ông già Noel khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với hầu hết mọi người. Nếu bạn đã đọc bài viết này, bạn có thấy ấn tượng với loài vật vùng cực nổi tiếng đó?

Bài viết nên đọc