Lạc đà không bướu là con gì? Đặc điểm và nguồn gốc của lạc đà không bướu

Lạc đà được biết đến là một động vật sống ở vùng sa mạc. Tuy nhiên lạc đà không bướu có gì khác mà lại được gọi với một cái tên đặc biệt như vậy.

1. Lạc đà không bướu là con gì?

Lạc đà không bướu hay còn gọi là đà mã với tên tiếng Anh dễ thương là Llama. Đây là một loài động vật thuộc họ Camelidae (loài lạc đà), cùng nhóm với lạc đà một bướu, lạc đà hai bướu, lạc đà hai bướu hoang dã, lạc đà Alpaca và lạc đà Guanaco. Đây là loài động vật móng guốc chẵn trong bộ Cetartiodactyla, sống thành bầy đàn. Con vật này không có bướu trên lưng giống như tổ tiên chúng, có chiều cao và cân nặng thấp hơn nhiều so với lạc đà thông thường.

lac da khong buou

LLama là động vật có vú, được thuần hóa sống cùng con người nhằm lấy thịt và sức kéo. Ngày nay người ta lại có xu hướng nuôi Llama như một thú cưng trong nhà. Lạc đà không bướu chia thành 2 nhóm với 6 loài khác nhau. Nhóm 1 là Llama gồm 3 loài là: Llama Q’ara, Llama Ch’aku và Cuanaco. Nhóm 2 là Vecuna bao gồm 3 loài: Alpaca Huacayo, Alpaca Suri và Vicuna.

2. Nguồn gốc của lạc đà không bướu

Dựa vào những dấu vết hóa thạch của loài này mà nhà khoa học đã xác định được lạc đà không bướu đã xuất hiện khoảng 40 triệu năm trước ở Bắc Mỹ. Sau đó chúng di cư qua miền Bering vào châu Á và tiến hóa thành lạc đà ngày nay.

nguon goc lac da khong buou

Một số khác thì di chuyển xuống Nam Mỹ từ 3 triệu năm trước trở thành loài thú đặc chủng của người dân nơi đây. Đến vào khoảng 10.000-20.000 năm trước khi kỷ băng hà kết thúc thì các loài thuộc họ Camelidae đã bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Ngày nay thì Llama sống chủ yếu ở miền Tây của Nam Mỹ hầu hết ở một số vùng như Bolivia, Chile và Peru. Có 4 giống Llama trong đó 2 giống trở về thiên nhiên hoang dã và 2 giống được con người thuần hóa đến tận bây giờ. 

3. Đặc điểm của lạc đà không bướu

Đúng như tên gọi của nó thì lạc đà không bướu không có phần bướu nhô lên ở phần lưng. Thông thường lạc đà bình thường có một hoặc hai bướu chứa chất béo mà nó tích lũy được khi ăn cỏ.

Lúc mới sinh lạc đà không bướu có khối lượng khoảng 15kg cao trên 70cm. Đến khi trưởng thành có con nặng đến 200kg  cao 1,7 đến 1,8 m. 

Toàn thân con vật này có lông màu trắng, đen hoặc nâu đôi khi toàn trắng hoặc đen tuyền. Nếu không nhờ chiếc cổ dài thì nhiều người đã nhầm nó với cừu nên nó còn được gọi là đà cừu.

sac diem lac da khong buou

Lạc đà không bướu là loài động vật có vú, thức ăn của nó là cỏ đặc biệt là ngô, cỏ linh lăng. Khác với những động vật ăn cỏ nhai lại thì lạc đà không bướu có hệ thống ruột già dài cho phép nó có thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng. 

Một số người lựa chọn nó làm thú cưng của gia đình nhờ chiếc cổ dài, đuôi ngắn, đôi tai nó dài hình quả chuối. Điều này tạo nên sự dễ thương nhưng có phần hơi ngốc nghếch cho những chú lạc đà này.

Lạc đà không bướu trưởng thành có răng nanh và răng cửa. Tuy nhiên loài đực lại không có răng nanh vì nhằm tránh sát thương khi chúng tranh giành quyền thống trị. 

lac da khong buou la con gi

Llama là loài vật thông minh, chúng dễ dàng học được một số động tác sau một vài lần bắt chước. Loài vật này cũng rất dễ huấn luyện, dễ dàng chăn dắt để chở hàng hóa. Ngược lại vì quá thông minh nên nếu hàng hóa trên lưng quá nặng thì nó sẽ phản kháng bằng cách nằm lì xuống. Một số con khác vì quá bất mãn với chế độ làm việc nặng nhọc nó sẽ phun cỏ đã nhai nát lên mặt chủ. Và loài cỏ hòa cùng nước bọt của nó sau khi đã nhai có mùi rất khó chịu. 

Lạc đà không bướu sinh sản theo kiểu giao phối, phóng noãn. Thời gian mang thai của con vật kéo dài gần 1 năm. Lạc đà không bướu cái hình thành giới tính khi tròn đủ 1 năm còn con đực thì cần đủ 3 năm. 
 

4. Cách phân biệt 2 loài lạc đà không bướu Alpacas và Llamas

Cả hai loài đều là lạc đà không bướu được nuôi và chăn thả tự do. Tuy nhiên chúng có một số đặc điểm khác nhau về kích thước, kiểu lông, cấu trúc khuôn mặt. Ngoài ra vai trò của 2 loài vật này với con người cũng có nhiều nét khác biệt. 

Alpacas và Llamas

  • Lạc đà Alpacas có kích thước nhỏ hơn so với Llamas, chỉ nặng tầm 55-65kg đối với con trưởng thành. Alpacas có khuôn mặt nhỏ và ngắn trong khi Llamas có khuôn mặt hơi thon dài.
  • Bộ lông Alpacas mềm mượt và đa dạng hơn Llamas nên người ta thường ưu tiên lấy lông của Alpacas để sản xuất những chiếc áo lông thay vì LLamas. 
  • Mục đích sử dụng. Llamas thường được nuôi để chuyên chở hàng còn ALpacas thường nuôi để lấy lông. Với những con Alpacas nhỏ một số gia đình còn nuôi để làm thú cưng, trông nhà. 

Qua tìm hiểu mới thấy loài vật này có nhiều đặc điểm rất thú vị. Không những có ngoại hình rất dễ thương, tính cách thông minh mà loài vật này còn mang lại giá trị rất lớn đối với con người. 

Bài viết nên đọc