Những lý do khiến mòng biển bị con người ngày càng xa lánh

Từng có một thời gian, hình ảnh mòng biển trở thành tiêu điểm của dư luận vì những hành vi ngày càng xấu của loài chim này. Không còn là biểu tượng của biển cả, chúng dần bị con người xa lánh. Bạn có biết tại sao loài chim này khiến con người ghét không?

I. Thông tin về mòng biển

Mòng biển có tên là Laridae, được phiên dịch từ tiếng Trung và tiếng Nga. Đây là từ để chỉ chung các loài chim biển như mòng biển, mòng bể, hải âu. Trong họ này có nhiều chi nhỏ hơn, tương ứng với các ngoại hình khác nhau.

mong bien

1. Đặc điểm về mòng biển

Kích thước của mòng biển có thể dao động từ bé tới lớn tùy vào các chi khác nhau. Bộ lông của chúng thường có màu trắng chủ đạo hoặc màu xám sáng. Ở phần đầu hoặc đuôi, cánh sẽ xuất hiện những đốm đen thưa thớt. Phần mỏ chúng có màu vàng, tuy không quá dài nhưng lại rất chắc khỏe. Để dễ dàng bắt cá, phần mỏ sẽ hơi dẹt về chiều ngang và có lỗ để chúng thở dưới nước.

đặc điểm về mòng biển

Mòng biển thường có chiều cao trung bình 60 đến 100cm, cơ thể to hơn chim bồ câu nuôi nhà. Cân nặng của chúng đạt từ 1 đến 4kg. Đặc điểm của loài chim này là những con cái sẽ nhỏ hơn đực. Phần chân của mòng biển khá cao và mảnh, có màng vàng như chân vịt. 

mòng biển

Mòng biển có thể uống cả nước ngọt và nước mặn. Bởi ở trên phần mắt của chúng có một bộ phận đặc biệt như máy lọc, giúp thải muối qua lỗ mũi. Ở phần lưng chừng chân cũng có một bộ phận như móng vuốt để chúng có thể đậu lên các tảng, vách đá mà không bị rơi. 

2. Môi trường sống của mòng biển

Mòng biển thường làm tổ trên mặt đất, các bờ đá chông chênh để phòng kẻ thù. Chúng thường dùng thực vật, lông vũ, dây thừng để làm tổ. Khi đã có tổ ổn định, mòng biển rất ít khi ra khơi ngoại trừ lúc đi kiếm ăn. 

môi trường mỏng biển

Chúng thường ăn thịt sống, có khi ăn cả xác các con vật đã chết. Ngoài ra, khi thiếu thốn thức ăn chúng sẽ ăn các loài giáp xác nhỏ dưới biển như cua, cá nhỏ,... 

Các loài mòng biển lớn mất tới tận 4 năm để có thể trưởng thành. Chúng rất thông minh, biết suy nghĩ và có tài xoay xở trong các tình huống. Những con trưởng thành có thể liên lạc với nhau, giao tiếp bằng phương thức phức tạp. Người ta còn thấy rằng một số loài có thể sử dụng các công cụ khác nhau. 

mòng biển trưởng thành

Một số loài mòng biển sẽ sống ở các vùng biển đông khách du lịch để ăn các loại thức ăn họ mang tới. Một số khác sống ở nơi thưa thớt, không thể kiếm ăn còn trực tiếp cướp mồi từ loài chim khác. Vào mùa đông, chúng sẽ di cư về phía nam để tránh rét. 

3. Mòng biển sinh sản như thế nào?

Sau khi trở về sau quãng thời gian di trú, chúng sẽ bắt đầu cho quá trình sinh sản. Thông qua việc kiếm mồi và đưa cho con cái, mòng biển đực sẽ tìm được bạn đời của mình mình để giao phối. Con cái thường đẻ 3 quả trứng, cả bố và mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng trong tổ.

mòng biển bay

Sau khoảng 1 tháng trứng nở, và nhiệm vụ của cặp vợ chồng là tiếp tục nuôi đàn con đến khi chúng có đủ lông. Thời gian thường sẽ vào khoảng từ 1 đến 2 tháng để mòng biển con trưởng thành và học cách kiếm sống. Bình thường, loài mòng biển có thể sống được đến 30 tuổi.

II. Các loài mòng biển hiện nay

Có rất nhiều loài mòng biển khác nhau, phân bố khắp nơi trên thế giới. Nhiều loài làm tổ ở đất liền, có các đặc điểm khác nhau nhiều nhưng vẫn được gọi cái tên chung là mòng biển. Tất cả các loài đều có họ hàng gần với nhau. Dưới đây là một số loại chim thường thấy nhất:

  • Mòng biển cá trích: Loài phổ biến nhất, sinh sống nhiều tại vùng Bắc Mỹ và châu Âu. So với các loài khác, kích thước chúng lớn hơn, ở phần lưng có màu xám nổi bật.
  • Mòng biển lưng đen: Số lượng ít hơn nhưng hay bị nhầm với mòng biển cá trích vì phần lưng cũng có mảng tối màu. Chúng hoạt động nhiều ở Bắc Mỹ và Iceland.
  • Mòng biển cười: Sống ở đông Hoa Kỳ, nhưng mùa đông sẽ di chuyển tới vùng biển Caribe.
  • Mòng biển Thái Bình Dương: Kích thước lớn, sống ở Thái Bình Dương.
  • Mòng biển Kittiwake: Đặc trưng với cặp chân màu đen.

các loài mòng biển

III. Những hành vi “quá quắt” của mòng biển 

Mòng biển sống rất nhiều tại các vùng biển được du khách lui tới thường xuyên. Thậm chí, từng có thời điểm loài chim này được coi là hình ảnh của biển cả, được bảo vệ và chăm sóc. Sau đó, khi số lượng dần lớn lên, những đồ ăn du khách mang ra không đủ và khiến cho chúng trở nên đói khát.

mòng biển

Những ấn tượng đẹp đẽ về loài chim này dần trở nên xấu xa trong mắt con người và cả khách du lịch. Chúng có những hành động cướp giật, học các thói xấu của con người và còn tấn công các loài vật trên đất liền. Có rất nhiều hình ảnh về loài chim này cướp thức ăn trên tay khách du lịch, dù họ không muốn chia cho. 

mòng biển quậy phá

Ngoài ra, các minh chứng khác như cướp đồ ăn của trẻ em, tấn công chó mèo và cả con người. Không chỉ vậy, có đoạn video xuất hiện trên mạng, chứng minh chúng uống trộm rượu bia của con người và thậm chí còn có hiện tượng say xỉn. Các hành động hung ác khác của loài chim này là ăn thịt thú cưng, chim bồ câu công cộng.

Để giải thích cho hiện tượng này, nhiều nhà động vật học đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đã tác động đến chúng. Khi trái đất nóng lên, môi trường sống của chim sẽ bị ảnh hưởng và khiến phần lớn các cá thể trở nên bất an. Vậy nên chúng mới có các hành động điên rồ. 

mòng biển

Chúng dần trở nên to gan hơn, thích phá hoại và thực hiện các hành vi rất tàn nhẫn. Bởi chúng bị hạn chế trong việc tìm kiếm thức ăn, không thể giải tỏa khiến tính cách điên rồ hơn trước. Sự suy thoái của ngư nghiệp các nước cũng khiến nguồn thức ăn của chim mòng biển giảm đi đáng kể.

Vậy nên, hiện nay vấn đề được đặt ra là nên hỗ trợ tiêu diệt loài chim này. Một số địa phương còn thuê cả cơ quan xử lý để đối phó với mòng biển. Tuy nhiên, luật bảo vệ động vật vẫn còn tồn tại nên rất khó để xử lý triệt để.

Vậy là trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về loài chim mòng biển và các thông tin liên quan. Để biết thêm nhiều điều thú vị khác, mời các bạn truy cập vào trang web của chúng tôi để theo dõi.

Bài viết nên đọc