Đặc điểm của chuột chũi và những sự thật thú vị về chuột chũi

Nếu được tận mắt chứng kiến loài chuột chũi thì ai cũng phải thấy ghê sợ. Tuy sở hữu ngoại hình lập dị nhưng chuột chũi ẩn chứa nhiều bí mật rất thú vị.

I. Chuột chũi là con gì?

Chuột chũi là loài động vật có vú sống ở trong hang và ăn côn trùng nhỏ, bò sát. Loài này bao gồm chuột chũi, chuột chũi chù và chuột chũi desman. Giống các loại chuột khác ta thường gặp thì chuột chũi cũng là một loài thích gặm nhấm, có tập tính đào hang ở dưới đất. Chúng được tìm thấy từ những năm 60 của thế kỷ XVIII ở Bắc bán cầu, Nam Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.

chuot chui

Ở Việt Nam thì những chú chuột này phân bố ở núi Ngọc Linh (Kon Tum), khu vực Trung Trường Sơn và  miền núi phía Bắc. Các nhà khoa học đã ghi nhận ở Việt Nam có 5 loại chuột chũi là: Chuột chũi đuôi dài (Scaptonyx fusicaudus), Chuột chũi răng nhỏ (Eurocaptor parvidens), Chuột chũi mũi dài (Euroscaptor longirostris), Chuột chũi đuôi trắng (Parascaptor leucur) và Chuột chũi miền Bắc. 

II. Đặc điểm của chuột chũi

Chuột chũi có những đặc điểm cấu tạo đặc biệt để thích nghi với đời sống đào hang trong đất:

  • Chuột chũi nặng khoảng 50-800g, có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với những chú chuột nhà, chuột đồng mà ta thường gặp. Những con chuột này dài khoảng 5-40cm
  • Cơ thể có hình chiếc nêm, được bao phủ bởi lớp lông màu xám mềm mại. Thông thường lớp lông ở bụng có màu be hoặc màu cà phê. Người ta còn tìm thấy những quần thể trụi lông sống trong hang. 
  • Phần chi trước to khỏe có màu hồng không được bao phủ bởi lông có những móng vuốt sắc nhọn giúp chúng đào hang một cách dễ dàng
  • Có răng sắc, mọc rất nhanh. Răng cửa dài 
  • Thị lực yếu, do sống trong hang tối nên mắt chúng đã bị thoái hoá từ khi sinh ra.
  • Thính giác cũng là cơ quan tương đối kém phát triển
  • Khứu giác và xúc giác là hai cơ quan phát triển nhất giúp chúng nhận biết con mồi và đồng loại. Đặc biệt loài này dùng mùi phân và nước tiểu để nhận ra đồng loại của mình.

dac diem cua chuot chui

III. Những sự thật thú vị mà có thể bạn chưa biết về chuột chũi

1. Chuột chũi có thể sống được trong 20 phút mà không cần oxy

Điều kỳ lạ này được thực hiện bởi những chú chuột Đông Phi khiến chúng trở nên siêu phàm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thực tế chúng có thể sống sót trong 5 giờ với mức oxi cực thấp. Lý giải điều này là do một số quá trình trao đổi chất của nó diễn ra giống với thực vật hơn. 

chuot chui dong phi

2. Chuột chũi cái mọc tinh hoàn để sinh sống dưới đất

Theo nghiên cứu có ít nhất 8 loài có cơ quan sinh sản khác với đồng loại. Chúng không hoàn toàn là con cái, một số cá thể có thể chuyển giới nếu có cả mô buồng trứng và tinh hoàn. Quá trình tiến hoá này giúp chuột cái có các hormon của con đực khiến chúng khỏe hơn để đào hang. 

Pyrenees

Khác với đồng loại của mình thì Chuột chũi nước Pyrenees (Galemys pyrenaicus) và Chuột chũi nước Nga (Desmana moschata) là hai loài sống ở các khe đá. Loài này hiếm khi đào hang dưới đất mà thường kiếm thức ăn ở ven sông suối.

3. Chuột chũi trụi lông có khả năng sống lâu hơn chúng ta

Các nhà khoa học ở Calico đã phân tích hơn 3.000 cá thể chuột chũi trong nhiều năm trời. Họ bất ngờ với kết quả nhận lại được khi cá thể chuột đã thọ tới 30 tuổi . Thông thường khi đến năm 6 tuổi loài chuột sẽ xuất hiện dấu hiệu tuổi già và mất khả năng sinh sản tuy nhiên giống cái không lông khi già vẫn có thể sinh con.

chuot chui trui long

4. Chuột chũi sợ ánh nắng mặt trời

Vì từ nhỏ đã sinh ra trong lòng đất tối tăm nên mắt chúng đã bị thoái hoá không có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng. Cơ thể nó không có cấu tạo thích nghi với sự toả nhiệt khi bị Mặt trời chiếu vào. Nếu bị chiếu ánh nắng vào thì nhiệt độ cơ thể nó sẽ hạ xuống, tần số hô hấp tăng dẫn đến hôn mê nóng và có thể chết. 
 

5. Chú chuột chũi già nhất thế giới

Đây là chú chuột chũi trụi lông và đã sống được 39 năm từ khi nó sinh ra. Nó tên là Joe được nhà sinh vật học Rochelle Buffenstein nghiên cứu ở Cape Town, Nam Phi. Sau đó Joe đã cùng Rochelle Buffenstein đi khắp New York để tham dự bài báo cáo của cô. 

chuot chui

6. Chuột chũi là loài chuột kỳ lạ phản kháng với axit

Khi các nhà khoa học nhúng chân của chúng vào bể chứa axit nhẹ tương tự như nước chanh hay giống thành phần capsaicin gây cay trong ớt, thì chúng không tỏ ra đau đớn gì cả. Nguyên nhân là do chúng có một hệ thần kinh đặc biệt chống lại các tác nhân gây hại đến nó. Giả thuyết khác lại đặt ra rằng vì chúng sống trong đất chứa hàm lượng axit cao nên chúng đã trở nên vô cảm trước axit. 

su that thu vi chuot chui

7. Chuột chũi dự báo thời tiết

Chuột chũi Punxsutawney Phil nổi tiếng tại Mỹ nhờ khả năng dự đoán thời tiết từ đông chuyển sang xuân. Bắt nguồn từ câu chuyện cổ về loài chuột này cho rằng nếu ngày 2/2 chuột chũi kết thúc kỳ ngủ đông và chui ra khỏi tổ thì mùa xuân sắp đến. Ngược lại nếu chú chuột nhìn thấy chiếc bóng của mình và quay lại hang thì mùa đông sẽ kéo dài thêm 6 tuần nữa.

Punxsutawney

Nghiên cứu về loài chuột này ta mới thấy có nhiều điều thật thú vị. Chuột chũi có vai trò cân bằng hệ sinh thái do đó con người không nên tiêu diệt chúng. Chúng ta có thể chịu nhiều hệ lụy về sức khỏe và môi trường nếu xâm hại đến đời sống riêng tư của chúng. 

Bài viết nên đọc