Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Cách phòng tránh và biện pháp

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Đây là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu. Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu về nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiện tượng đoản mạch.

I. Hiện tượng đoản mạch là gì?

Hiện nay, hầu hết các thiết bị trong gia đình đều phải dùng điện và phải kết nối trực tiếp với nguồn điện. Việc có quá nhiều dây dẫn và thiết bị kết nối khiến cho dòng điện nhiều khi bị quá tải, gây nên một số vấn đề. Trong đó, hiện tượng thường xuyên xảy ra nhất chính là hiện tượng đoản mạch.

Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng dây dẫn của mạch điện ngoài bị chập và nối với nhau hoặc dụng cụ điện bị nối tắt. Cũng có thể trong đường dây điện, cực âm của nguồn điện không qua thiết bị trung gian mà trực tiếp nối với cực dương. Hiện tượng này khiến cho điện trở của dòng điện trở về 0 hoặc trị số của điện trở không còn đáng kể. 

Hiện tượng đoản mạch

Hiện tượng đoản mạch sẽ gây hại cho cả dòng điện và thiết bị điện trong gia đình của bạn. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu để tránh xảy ra trường hợp này. Vậy hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? 

II. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?

Bình thường, hiện tượng đoản mạch sẽ xảy ra khi điện trở ở mạch ngoài rất nhỏ hoặc bằng 0. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi hai dây dẫn quá ngắn hoặc bị hở. Chính vì sự kết nối trực tiếp này, điện trở trong đoạn mạch sẽ giảm xuống đột ngột và nhanh chóng. Khi đó, hiện tượng đoản mạch xảy ra.

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào

Khi đó, cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch sẽ đạt giá trị cực đại, làm dây dẫn nóng lên vượt quá sức tải, toả nhiệt và gây ra cháy, nổ. 

III. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch

Như đã nói ở trên, hiện tượng đoản mạch xảy ra trong một số trường hợp như:

  • Mạch điện bị hở, dây dẫn quá ngắn.
  • Cực âm và cực dương của nguồn điện bị nối trực tiếp với nhau mà không qua thiết bị trung gian nào. 

hiện tượng đoản mạch

Đây là 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc mạch điện bị chập và gây ra hiện tượng đoản mạch. 

IV. Hậu quả khi đoản mạch xảy ra

Khi hiện tượng đoản mạch xảy ra, cường độ dòng điện không có điện trở nên tăng một cách đột ngột. Điều này gây ra sự quá tải, làm cháy dây dẫn hoặc nổ mạch điện. Nếu có nhiều vật bên cạnh tiếp xúc, thậm chí còn có thể xảy ra hoả hoạn.

đoản mạch xảy ra

Nếu chỉ có một phần của mạch điện xảy ra tình trạng đoản mạch, mạch điện có thể không bị cháy toàn bộ. Tuy nhiên, những dụng cụ điện được kết nối với nó sẽ bị ảnh hưởng. Chúng có thể bị ngắt điện, lúc bật lúc không hoặc là cháy, hỏng.

Mạch điện thường đi theo hệ thống toàn bộ căn hộ. Vậy nên khi hiện tượng đoản mạch xảy ra, hệ thống điện trong gia đình cũng có thể bị chập, cháy vỏ nhựa. Từ đó cả hệ thống sẽ bị mất điện. 

V. Biện pháp khắc phục hiện tượng đoản mạch

Sau khi bạn đã tìm hiểu hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào xong, bạn nên xem ngay những biện pháp để khắc phục. Như bên trên đã nói, thường có 2 nguyên nhân gây nên hiện tượng đoản mạch. Vậy nên không có biện pháp nào để khắc phục hiện tượng này hoàn toàn, chúng ta cần căn cứ vào từng nguyên nhân để tìm cách khắc phục sau. 

1. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Hiện tượng đoản mạch làm điện trở về 0 và làm tăng đột ngột cường độ dòng điện, vậy nên chúng ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng thiết bị hỗ trợ. Nó có công dụng nhận biết sự gia tăng của cường độ dòng điện để cảnh báo người sử dụng, bạn sẽ kịp thời ngắt mạch điện trước khi xảy ra tình trạng này.

Chúng ta cũng đã biết đến các thiết bị này, đó chính là cầu chì và aptomat. Bạn có thể mắc nối tiếp hoặc song song một trong 2 thiết bị trên vào nguồn điện hoặc cả mạch điện nếu cần thiết. 
Điều chỉnh dây dẫn điện

Đây là một cách để ngăn hiện tượng đoản mạch một cách hiệu quả. Bạn nên thay lại hệ thống dây dẫn điện nếu nó đã quá cũ, bị hỏng hoặc xuất hiện tình trạng hở dây. Dây điện cũ không đảm bảo được độ an toàn, vừa không chịu được cường độ dòng điện cao dễ gây nên cháy nổ. 

Trong mạng lưới điện, khoảng cách dây dẫn cũng cần được điều chỉnh một cách phù hợp. Nếu hai đầu dây quá gần nhau rất dễ xảy ra hiện tượng đoản mạch. Các mối nối cũng phải cách xa nhau, so le nhau để đảm bảo không bị chập với nhau. 

2. Hạn chế sử dụng quá nhiều thiết bị cùng lúc

Đây là nguyên nhân hay xảy ra nhất khi xuất hiện hiện tượng đoản mạch. Nhất là vào lúc trời nóng, khi bạn bật quá nhiều thiết bị như quạt, tivi, điều hoà, máy giặt, sạc pin, bóng điện,... cũng lúc rất dễ gây nên quá tải điện. Vậy nên, để tránh tình trạng đoản mạch, bạn cần lưu ý không nên sử dụng một lúc quá nhiều thiết bị điện. 

Vậy là các bạn đã được tìm hiểu về hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và các biện pháp phòng tránh nó. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm để ứng phó được tình trạng này.

Bài viết nên đọc