Idol là gì? Bùng phát làn sóng hallyu và xu hướng đu idol của giới trẻ

Idol là gì? Idol có phải chỉ là những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng mà giới trẻ hay nhắc tới. Xu hướng đu idol của giới trẻ hiện nay như thế nào và những mặt lợi hại của việc đu idol? Chúng ta cùng nhau thảo luận qua bài viết dưới đây.

I. Idol là gì? Bản chất của idol

Idol là một từ tiếng Anh, được dịch với nghĩa là thần tượng, người được tôn sùng hay vật được tôn sùng.

idol la gi

Idol là từ ngữ được dùng nhiều trong giới trẻ và cộng đồng mạng. Idol của thế hệ trẻ thường là những cá nhân hoặc một nhóm người có ngoại hình đẹp, có tài năng trong một lĩnh vực nào đó. Họ có thể là ca sĩ, diễn viên, nhóm nhạc trong và ngoài nước; doanh nhân thành đạt; người truyền cảm hứng; hoặc là những youtuber, tiktoker,...trên mạng xã hội.

1. Bản chất của idol

Hiện nay, khi nói đến idol, người ta thường nhắc nhiều đến các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng từ Hàn Quốc, Trung Quốc, US - UK. Thật ra, về mặt bản chất, đây chỉ là đối tượng idol của giới trẻ. Idol hay thần tượng vốn có thời hạn và sẽ thay đổi theo thời gian, theo từng độ tuổi. 

Khi còn nhỏ, thần tượng đầu tiên của chúng ta chính là cha mẹ. Bố mẹ trong mắt trẻ thơ là thần tượng tuyệt vời nhất, có thể làm mọi thứ, có thể đáp ứng được những điều tưởng chừng như không thể của chúng ta lúc còn thơ dại.

idol

Lớn lên một chút, khi đã tiếp xúc được nhiều với truyền hình, truyền thông, môi trường học tập, quen bạn quen bè. Chúng ta bắt đầu thần tượng những nhân vật siêu anh hùng với khả năng phi thường, rồi lại chuyển qua thần tượng những người chơi game đỉnh, học cực giỏi, hát hay, múa điêu luyện.

Lớn thêm nữa, chúng ta bắt đầu thần tượng những ca sĩ, diễn viên trai tài gái sắc, những soái ca, soái tỷ thành đạt,...

2. Idol và làn sóng hallyu 

Hallyu là làn sóng văn hóa Hàn Quốc, được ghép từ chữ “han” trong từ tiếng Hàn có nghĩa là Hàn Quốc và chữ “ryu” trong từ tiếng Hàn có nghĩa là làn sóng. Hallyu đề cập đến sự lan tỏa văn hóa đại chúng của Hàn Quốc đến các quốc gia trên thế giới, bắt đầu từ những năm 1980.

hallyu

Chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu văn hóa đại chúng và du lịch, hỗ trợ các ngành công nghiệp giải trí để tiếp cận nhiều khán giả nước ngoài và tăng cường truyền bá văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Cho đến ngày nay, du lịch và công nghiệp giải trí trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của Hàn Quốc.

Bắt đầu từ những năm 2010, âm nhạc Kpop đóng góp một phần lớn trong công tác truyền bá văn hóa Hàn Quốc và là đặc trưng của Hallyu 3.0. Các idol Hàn Quốc trở thành điểm nóng được điểm danh nhiều nhất trên các diễn đàn, tin tức giải trí. Giới trẻ cũng bắt đầu thần tượng và đu idol Hàn Quốc nhiều hơn.

II. Xu hướng đu idol của giới trẻ hiện nay

Đu idol là cách nói của giới trẻ khi theo đuổi idol một cách cuồng nhiệt bao gồm:

  • Mua tác phẩm album, bài hát
  • Cày view cho MV, bài hát
  • Mua các sản phẩm liên quan đến idol:poster, lightstick, tạp chí,...
  • Mua các sản phẩm mà idol làm đại diện
  • Tham gia các buổi trình diễn trực tiếp, concert, fan meeting
  • Tham gia các sự kiện khác mà idol tham gia
  • ….

Đu idol là quá trình tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của vì giá của các album âm nhạc, vé concert,... không phải là rẻ. Chưa kể, những hoạt động của idol thường ở nước ngoài nên cần một khoảng chi phí cho việc đi lại và ăn ở.

1. Đu idol nên hay không nên?

Việc thần tượng một ai đó và việc đu idol là hai khái niệm không phải hoàn toàn khác cũng không phải hoàn toàn giống nhau.

Thần tượng một ai đó chỉ dừng lại ở việc thích, tôn sùng và tìm hiểu thông tin về người đó. Đu idol là phát triển của thần tượng thành hành động thực tế cuồng nhiệt hơn, muốn gặp trực tiếp, muốn biết mọi công việc hàng ngày của họ.

Đu idol

Việc đu idol nên hay không nên còn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người. Vì vốn dĩ, việc thần tượng ai đó là vì bạn thích những điều tốt đẹp và năng lượng tích cực mà người đó mang lại. Cho nên, đu idol cũng nên đúng đắn và có chừng mực.

Bạn nên biết giới hạn việc đu idol trong khả năng về thời gian, tài chính của bản thân. Bạn cũng cần đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của đu idol với các hoạt động khác trong cuộc sống như công việc, học tập, người thân, bạn bè,... Khi đó, đu idol giống như một cách giải trí và tiêu khiển cho cuộc sống thêm màu sắc và năng động.

Còn nếu như đu idol một cách cố chấp và mù quáng, mặc kệ mọi người, mọi việc xung quanh mình thì đó không phải là điều nên làm. Và tin chắc, những idol mà bạn thần tượng cũng không muốn bạn bỏ bê bản thân chỉ vì đeo đuổi họ bất chấp như vậy.

2. Idol, fan, fan only, sasaeng fan và fan war

Một vài thành phần của việc đu idol không đúng đắn, ảnh hưởng đến cả idol và người đu idol chính là sasaeng fan và fan war.

Idol là thần tượng thì fan là người hâm mộ. Fan là lực lượng ủng hộ đông đảo của idol, có fan thì idol mới có thể lan tỏa sự nổi tiếng và có doanh thu. Trong quá trình đu idol, lực lượng fan luôn xảy ra nhiều vấn đề và tranh chấp gây ảnh hưởng xấu cho idol mặc dù họ không có trách nhiệm đối với hành vi của những cá nhân hay tổ chức này.

2.1 Fan only

Fan only là cụm từ dùng để chỉ một nhóm fan trong nhóm nhạc. Họ chỉ là fan của một thành viên trong nhóm và có xu hướng không thích các thành viên còn lại cũng như fan của họ. Fan only thường đề cao thái quá về tầm quan trọng của idol họ trong nhóm.

Đôi khi, các fan only sẽ làm ầm lên chỉ vì một vấn đề nhỏ mà họ cho là đúng. Ví dụ như idol của họ trang phục không được chỉn chu như người khác, vị trí đứng bị lu mờ so với người khác, sao idol của họ lại như là làm nền trong một bức poster,...

Các fan only còn đi tranh cãi với các fan only của thành viên khác. Hành vi này không chỉ gây chia rẽ trong nội bộ fan mà còn ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm nhạc.

2.2 Fan war

Fan war là cuộc chiến giữa các fan only với nhau hoặc giữa fan người nổi tiếng này với fan người nổi tiếng khác. Các trận fan war thường là cạnh khóe, xỉa xói, bêu xấu idol của nhau trên mạng xã hội.

Một số thành phần quá khích thậm chí còn bạo lực thực tế ở ngoài đời thực. Fan war là thế giới của những anh hùng bàn phím và những người đu idol mất hết lý trí.

Mặc dù không hề liên quan đến bất cứ trận fan war nào nhưng nếu nó gây ra hậu quả nghiêm trọng thì idol sẽ bị lên án và danh tiếng sẽ bị ảnh hưởng theo.

2.3 Sasaeng fan

Sasaeng fan thực sự là nỗi ám ảnh của các idol ở Hàn Quốc. Sasaeng fan vốn không phải là fan họ là người hâm mộ đến mức ám ảnh bởi idol mà họ thần tượng.

Sasaeng fan được mô tả như một người hâm mộ điên cuồng, họ bám sát idol và săn đuổi idol ở mọi nơi. Đặc biệt, họ xâm nhập vào sự riêng tư của idol bằng nhiều cách không thể ngờ và bất hợp pháp.

  • Ăn cắp số điện thoại
  • Gắn định vị GPS
  • Đột nhập nhà riêng để chụp hình
  • Cố hôn thần tượng
  • Đánh cắp đồ dùng cá nhân
  • Rượt đuổi bám theo idol

Sasaeng

Hành vi của sasaeng fan không chỉ gây ảnh hưởng đến idol mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân họ và những người xung quanh. Nó nghiêm trọng đến nỗi năm 2011, Hàn Quốc đã thêm vào Đạo luật Tội nhỏ để bảo vệ các thần tượng Kpop khỏi những idol quá khích.

Idol là gì? Bạn có đang thần tượng một ai đó và đang đu idol? Có nhiều cách để đu idol và hãy lựa chọn cách khôn ngoan và phù hợp với bản thân nhất. Idol là một phần thanh xuân của tuổi trẻ, cho cuộc sống này thêm đầy màu sắc. Nó không phải là lý do để bạn dung túng cho những thói hư vinh, xem nhẹ bản thân và những người xung quanh.

Bài viết nên đọc