Ngành Logistics là gì? Cơ hội việc làm rộng mở cho ngành Logistics

Logistics ra đời như là một nhu cầu thiết yếu trong việc vận chuyển hàng hóa đến tay người dùng. Ngành Logistics là gì? Vì sao trong nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, logistics càng cần thiết và đóng vai trò to lớn đến như vậy?

Trong tiến trình hội nhập và đẩy mạnh phát triển ngành Logistics ra thị trường quốc tế, các bạn sinh viên cần chuẩn bị nhiều điều ngay từ khi còn đang nghiên cứu và học tập tại trường.

Logistics

Logistics mặc dù là ngành làm việc đầy tiềm năng nhưng cũng có lắm thử thách và yêu cầu. Nếu không chuẩn bị tốt, bạn rất dễ bị choáng ngợp và sốc khi bước chân vào ngành.

I. Ngành Logistics là gì? Khái niệm Logistics

Logistics là một chuỗi các hoạt động từ lập kế hoạch, thực hiện đến kiểm soát dòng di chuyển của nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu và hàng thô trong quy trình, hàng hóa và thành phẩm đến người tiêu dùng.

Các hoạt động liên quan đến hàng hóa của Logistics rất đa dạng như: nhập hàng, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa giữa các kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa đến đại lý,...

Logistics là gì

Ngành Logistics sẽ học về chuỗi các hoạt động kể trên. Logistics tốt và hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển, từ đó giảm bớt chi phí, tăng doanh thu và tránh được việc bị đội giá sản phẩm.

1. Phân loại quá trình Logistics

Logistics được phân làm 3 nhóm hoạt động chính theo quá trình vận chuyển.

  • Logistics đầu vào - Inbound Logistics: Tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, đảm bảo kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian với chi phí thấp nhất và ít rủi ro nhất
  • Logistics đầu ra - Outbound Logistics: Lưu trữ kho bãi; luân chuyển nguyên liệu, hàng thô, hàng hóa, thành phẩm; phân phối đến đại lý, bán lẻ, khách hàng,... Hoạt động Logistics đầu ra cần tối ưu về thời gian, địa điểm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.
  • Logistics ngược - Reverse Logistics: Thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm,... để tái chế hoặc xử lý kịp thời để tránh nguy hại đến người tiêu dùng, ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

2. Liên quan giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Chu trình của hàng hóa bắt đầu từ Chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào → Vận chuyển nguyên liệu nhập kho → Sản xuất hàng hóa → Luân chuyển hàng thô, hàng hóa giữa các kho → Vận chuyển đến đại lý → Vận chuyển đến bán lẻ → Người tiêu dùng.

chuoi cung ung Logistics

Logistics là lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc di chuyển nguyên liệu, hàng thô và hàng hóa. Quản lý chuỗi cung ứng là lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát toàn bộ quá trình trên bao gồm của hoạt động của Logistics.

Công việc của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tối ưu chuỗi cung cấp, quản lý mối quan hệ giữa các nhà cung cấp, quản lý các sự cố, quản lý tồn kho, quản lý nhận dạng và thu thập dữ liệu, quản lý lưu hành, quản lý thương mại quốc tế.

Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics vẽ ra bức tranh toàn cảnh của công việc kinh doanh, từ đó giúp các quản trị viên đưa ra được những chiến lược phát triển sản xuất phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và thị trường, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.

chuỗi cung ứng và Logistics

3. Cơ hội việc làm cho ngành Logistics

Ngành Logistics phù hợp làm việc cho các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức, doanh nghiệp làm dịch vụ giao thông vận tải nói chung, doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận,...

Nắm giữ chuyên ngành Logistics, sinh viên có thể làm việc trong 3 mảng là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Tuy nhiên, công việc có thể trải rộng tại nhiều phòng ban khác nhau: kế hoạch, marketing, dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư, kế toán, kinh doanh quốc tế, kho vận,… với các vị trí:

  • Nhân viên/ trưởng phòng thu mua
  • Nhân viên quản lý hàng hóa
  • Nhân viên quản lý xuất nhập khẩu
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Nhân viên điều hành hoạt động vận tải
  • Nhân viên/ chuyên viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên vận hành kho
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên cảng
  • Nhân viên giao nhận
  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên/ quản lý kho bãi
  • Quản trị nguyên vật liệu/ cung ứng/ logistics/ dự án
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng,....

Ngành Logistics đóng góp vào GDP cả nước khoảng 21% với hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Bình quân mỗi năm, ngành Logistics tăng trưởng 15 - 30% nhưng thiếu hụt nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Do đó, đây là cơ hội cho các bạn sinh viên đang theo học.

Ngành Logistics

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, giao thông vận tải và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc mở rộng, hội nhập khu vực và quốc tế, ngành Logistics có nhiều cơ hội để mở rộng phát triển hơn nữa trong tương lai.

II. Thử thách đặt ra cho ngành Logistics là gì?

Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Logistics của nước ta có quy mô vốn vừa và nhỏ. Sự thiếu hụt vốn và công nghệ chậm phát triển nên thiếu sức cạnh tranh trên quốc tế.

Nguồn nhân lực dồi dào nhưng thiếu lực lượng lao động chất lượng, thiếu lao động được đào tạo bài bản.

doanh nghiệp hoạt động trong ngành Logistics

Việc ứng dụng phần mềm vào quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng ở các tỉnh thành trên cả nước còn thấp. Trình độ công nghệ thông tin là bước cản khá lớn trên con đường vươn lên của ngành Logistics trong nước và quốc tế.

Công ty Logistics đều có xu hướng hợp tác và phát triển sang nước ngoài. Các công ty Logistics có vốn lớn cũng là các công ty đa quốc gia. Do đó, ngành đang cần lực lượng lao động có chuyên môn và có ngoại ngữ.

Ngoài yêu cầu về chuyên môn, ngành Logistics có nhiều yêu cầu khắt khe cho đội ngũ lao động:

  • Nhạy bén và suy nghĩ logic
  • Năng động, sáng tạo
  • Lên kế hoạch và sắp xếp công việc, quản lý thời gian làm việc
  • Có kỹ năng làm việc nhóm
  • Chịu được áp lực công việc và cường độ làm việc cao
  • Có tố chất quản lý
  • Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, trình bày vấn đề, kỹ năng thuyết phục
  • Giỏi tin học
  • Giỏi ngoại ngữ, ưu tiên hàng đầu là tiếng Anh

Ngành Logistics là gì? Hy vọng nội dung bài viết đã giúp các bạn đọc làm sáng tỏ câu hỏi này. Logistics là ngành có cơ hội việc làm cao nhưng cũng đòi hỏi người lao động những kỹ năng và chuyên môn khác. Nếu các bạn đang có ý định theo học ngành Logistics thì hãy sẵn sàng và trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng cứng khác thật nhuần nhuyễn. Logistics là ngành có nhiều cơ hội và cũng là thử thách đối với các bạn sinh viên ở hiện tại và trong nhiều năm tới.

Bài viết nên đọc