Hosting dùng để làm gì?

Để lựa chọn một Hosting phù hợp với website của mình thì bạn phải nắm được kiến thức cơ bản của Hosting. Nào cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Hosting là gì?

Hiểu đơn giản thì khi bạn đã làm xong một trang Web rồi, bạn cần phải có 1 nơi để đặt mã nguồn của trang Web đó lên. Nơi đặt mã nguồn của trang Web đó thì người ta gọi chung là Hosting.

Hosting là gì

II. Hosting được tạo từ đâu?

Hosting nó là phần tài nguyên được Server chia sẻ. Đại khái là người ta có 1 con Server được cấu hình tất cả các dịch vụ cần thiết rồi từ đó người ta sẽ phân quyền. Khi các bạn đăng ký hoặc mua dịch vụ hosting thì sẽ được cấp thông tin để truy cập đến phần tài nguyên được chia sẻ đó.

Hosting

III. Các loại Hosting

1. Shared Hosting

Đây là dạng Hosting lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình.

Ưu điểm của nó là khá rẻ, trực quan vì nó có cPanel rất dể sử dụng.

Nhược điểm của nó là tài nguyên bị giới hạn như bị hạn chế CPU, bị giới hạn băng thông, dung lượng.

Phù hợp cho những trang web có lượng truy cập thấp, dữ liệu lưu trữ ít.

Shared Hosting

2. Virtual Private Server (VPS)

VPS là một phương pháp phân vùng 1 con Server vật lý thành nhiều máy chủ ảo, mỗi máy chủ ảo trở thành 1 máy tính riêng biệt có hệ điều hành riêng.

Ưu điểm của nó là tốc độ cao, bảo mật cao, độ tuỳ chỉnh cao bạn có thể tự do cài các dịch vụ khác nhau theo nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm của nó là giá cao hơn 1 chút nhưng theo mình là không đáng kể. Bạn phải biết 1 chút về máy tính như biết sử dụng hệ điều hành linux... vì đa số người ta dùng linux. Một điểm lưu ý nữa là khi sử dụng VPS mọi dữ liệu sẽ do chính bạn quản lý nên bạn sẽ chịu trách nhiệm khi mất dữ liệu. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng thêm 1 dịch vụ backup hằng ngày cho an toàn.

Phù hợp với các trang web lớn, lượng truy cập cao. 

VPS

Mình cũng đang dùng loại dịch vụ này của thèn Vultr, các bạn có thể đăng ký tại đây để dùng thử. Thèn này theo mình dùng khá ổn định mà lại rẻ, khuyến mãi nhiều. Khi đăng ký lần đầu nó cho bạn 50$ dùng thữ đấy.

3. Dedicated Server

Đây là lựa chọn cao cấp hơn VPS, thay vì thuê 1 còn Server ảo thì dạng này là thuê lun 1 con Server thật có cấu hình cao. Các sử dụng thì cũng gần giống như VPS thôi.

Ưu điểm là bảo mật tốt hơn và đương nhiên tốc độ sẽ nhanh hơn, tài nguyên nhiều.

Nhược điểm là cần phải có kiến thức nhiều về máy tính, khó sử dụng và chi phí cao. Giống như VPS bạn phải tự chịu trách nhiệm cho dữ liệu của mình.

Phù hợp với các công ty lớn sở hữu những web có lượng truy cập khủng.

Dedicated Server

4. Cloud Hosting

Đây là một loại hosting mới được phổ biến trong vài năm qua, nhưng nó đã vượt qua một số nhược điểm của VPS và dedicated hosting, cũng như nâng cao hiệu quả nhiều lần.

Cloud Hosting là hệ thống Web hosting sử dụng điện toán đám mây. Có thể hiểu là có rất nhiều Server tạo thành 1 mạng lưới, mạng lưới đó người ta gọi là điện toán đám mây. Mã nguồn của bạn sẽ được lưu trên những đám mây đó.

Ưu điểm là giá thì không quá cao chỉ ngang với loại hình dịch vụ VPS, cách sử dụng cũng khá giống với VPS. Điểm mạnh nhất có lẽ là 1 Server trong mạng lưới đó bị sập cũng không ảnh hưởng nhiều đến website của bạn.

Nhược điểm là dữ liệu của bạn không nằm trong bất kỳ vị trí xác định nào nên cũng không biết dữ liệu của bạn có được bảo mật tốt. Hệ thống quá lớn, khi cần hỗ trợ sẽ mất rất nhiều thời gian.

Phù hợp với các công ty lớn sở hữu những web có lượng truy cập khủng.

Ngoài ra còn một số Hosting chuyên phục vụ cho những website có mã nguồn là WordPress, mình sẽ viết tiếp ở bài sau.

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai