Quản lý là gì? Một nhà quản lý có chức năng và vai trò như thế nào?

Hẳn là ai cũng đã nghe qua rất nhiều 2 từ “quản lý”, tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chỉ hiểu nôm na chứ chưa thật sự nắm rõ về khái niệm này. Vậy thì trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quản lý là gì nhé!

I. Thế nào là quản lý?

Để hiểu rõ quản lý là gì rất đơn giản! Quản lý là hoạt động quản trị một tổ chức, bất kể đó là một tổ chức doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hay là cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động xây dựng chiến lược của tổ chức cũng như phối hợp các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua việc vận dụng các nguồn lực sẵn có như tài chính, tự nhiên, công nghệ và con người.

quản lý là gì

Trong đời sống thường ngày, quản lý sẽ xuất hiện mỗi khi hoạt động của của con người hiện diện. Các hoạt động chung của con người hay việc phối hợp các hoạt động riêng của từng cá nhân hoặc tổ chức lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu nào đó được chỉ đạo, điều khiển được gọi là quản lý.

Quản lý đòi hỏi phải có tổ chức và quyền hạn. Tổ chức quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền hạn tạo khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền lực là phương tiện quan trọng để đối tượng quản lý điều khiển, chỉ đạo, thực thi các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.

II. Thế nào là nhà quản lý?

Sau khi đã nắm rõ khái niệm quản lý là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà quản lý. Nhà quản lý là một danh từ chung dùng để chỉ tất cả những người có vai trò thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức (có thể mang tính chất thương mại hoặc phi thương mại).

nhà quản lý

Người quản lý là người làm việc trong một tổ chức, kiểm soát công việc của người khác và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của chính mình. Người quản lý là người có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát nhân sự, nguồn tài chính, vật liệu và còn cả thông tin một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu.

III. Chức năng của một nhà quản lý gồm những gì?

1. Chức năng hoạch định

Hoạch định hiểu đơn giản là lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu và làm thế nào để đạt được chúng. Đặt mục tiêu không chỉ giúp mọi người trong tổ chức hiểu rõ đích đến mà còn phân bổ nguồn lực hợp lý trong suốt quá trình. Mỗi cấp độ có một mục tiêu, được gọi là hệ thống mục tiêu của tổ chức.

hoạch định chiến lược

2. Chức năng tổ chức và thực hiện

Tổ chức là chức năng thứ hai của nhà quản lý. Trong một công ty có cơ cấu tổ chức và mô tả công việc rõ ràng ở từng vị trí thì nhiệm vụ chính của các nhà quản lý sẽ bao gồm: phân công công việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh. 

quản lý

Chỉ định công việc kết hợp cùng đào tạo phù hợp với các tình huống mà nhân viên vẫn đang phát triển, tức là vẫn có khả năng học hỏi. Nhà quản lý sẽ giao cho nhân viên một nhiệm vụ khó hơn trình độ hiện tại của nhân viên ấy và yêu cầu họ phải nỗ lực để có thể hoàn thành.

Ở cấp độ này, cấp quản lý sẽ phải điều chỉnh, hướng dẫn cẩn thận hơn để nhân viên làm đúng. Về nguyên tắc, nhà quản lý càng nhìn xa thấy tương lai công việc thì càng dễ dàng giao việc mà không gây quá nhiều áp lực cho nhân viên.

3. Chức năng lãnh đạo

Lãnh đạo là chức năng mà nhà quản lý sẽ tác động bằng nhiều cách thức đến các cá nhân hoặc bộ phận trong tổ chức. Từ đó, hướng họ hoàn thành đúng đắn và kịp thời mục tiêu đề ra.

lãnh đạo

4. Chức năng kiểm tra

Sau khi hoàn thành các chức năng trên, người quản lý cần kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng công việc và nhân sự. Kiểm tra là đo lường thực kế mức độ hoàn thành công việc của cá nhân/bộ phận. Từ đây, nếu phát hiện vấn đề thì ngay lập thức đưa ra phương án khắc phục.

kiem tra

5. Về vai trò của một nhà quản lý

Nhà quản lý giữ một vai trò quan trọng trong bộ máy tổ chức:

  • Vai trò giao tiếp và quan hệ: Người quản lý là đại diện của công ty, tổ chức hoặc cơ quan khi giao dịch với các đối tác bên ngoài. Trong nội bộ, họ là người kết nối tất cả các yếu tố nhân sự, tài chính,... để đạt được mục tiêu chung. 
  • Vai trò thông tin: Nhà quản lý sẽ nhận thông tin từ cấp dưới, sau đó phổ biến thông tin lên cấp trên và còn cung cấp thông tin ra bên ngoài. Bên cạnh đó, những thông tin và quyết định được người quản lý đưa ra cũng sẽ được truyền đạt tới cấp quản lý thấp hơn và nhân viên công ty. 
  • Vai trò ra quyết định: Quyết định là vai trò chính của một người quản lý và họ được trao quyền này nhằm đưa ra quyết định cho tổ chức mình đang làm việc. Tuy nhiên, họ sẽ luôn phải chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình.

vai tro cua quan ly

Trên đây là tóm lược các thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quản lý là gì. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn, đừng quên theo dõi các bài viết khác của website chúng tôi nhé!

Bài viết nên đọc