Thao túng tâm lý là gì? Cách nhận biết và đối phó mới nhất 2022

Chắc hẳn trong thời gian gần đây, cụm từ thao túng tâm lý được nhắc đi nhắc lại vô số lần trong các cuộc trò chuyện, newfeed,... tuy nhiên, đây không chỉ là cụm từ chỉ được nhắc đến cho vui mà chính là một hành vi cụ thể có khả năng gây ra bất lợi cho nạn nhân bị thao túng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thao túng tâm lý là gì cũng như học cách nhận biết và đối mặt với sự thao túng tâm lý bạn nhé!

I. Thế nào là thao túng tâm lý?

Hiểu một cách đơn giản thì thao túng tâm lý là những hành vi thâu tóm cảm xúc, kiểm soát những hành động, thái độ và lợi ích của các nạn nhân thông qua việc bạo hành về mặt tâm lý hay bóp méo những sự thật về nạn nhân. Việc thao túng tâm lý sẽ gây nên sự thiếu công bằng về nhiều phương diện, mang lại các đặc quyền là lợi ích nhất định cho người thực hiện hành vi này. Nạn nhân của những người thao túng tâm lý có thể bị lợi dụng để phục vụ cho các lợi ích cá nhân của người thao túng trong thời gian dài.

Người thao túng tâm lý có thể kiểm soát cảm xúc và hành động của nạn nhân

II. Một số hành vi thao túng tâm lý thường gặp

Sau khi đã nắm rõ thao túng tâm lý là gì, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài biểu hiện của thao túng tâm lý để có thể nhận biết sớm nhất bạn nhé.

1. Hạ thấp/ phủ nhận người khác

Đây có lẽ là một trong những hành vi thao túng tâm lý phổ biến nhất nhưng cũng dễ nhận biết nhất. Biểu hiện của hạ thấp, phủ nhận người khác chính là có những lời nói, hành động phủ nhận thành quả, công sức lao động của người khác, khiến họ cảm thấy những gì họ đạt được vô cùng tầm thường, không có gì đáng để tự hào.

thao túng tâm lý

Hành vi này xuất phát từ thái độ ghen ghét đối với những người đạt được thành tựu, thành công ở một lĩnh vực hay có những cơ hội không phải ai cũng sở hữu được. Những người thường xuyên phủ nhận thành quả của người khác sẽ cảm thấy khó chịu khi có người giỏi hơn, tốt hơn mình và tìm cách hạ thấp người đó để mình có thể ngang hàng hay thậm chí được đánh giá cao hơn.

Một số lời nói thường thấy của người muốn thao túng tâm lý bạn:

  • “May mắn thật đấy, thực lực của bạn đâu được đến vậy”
  • “Chuyện này ai muốn thì cũng làm được mà, có gì đáng để khoe khoang đâu.”

2. Thường hay chỉ trích, công kích người khác

Đây là hành vi thao túng tâm lý mang lại nhiều tổn thương và rắc rối cho nạn nhân khi liên tục bị ảnh hưởng bởi những tin đồn, lời nói tiêu cực, xúc phạm và hạ thấp danh dự của họ. Người có hành vi này sẽ luôn tìm cách để bới móc, tìm ra những điểm yếu, sơ hở dù chỉ là chuyện vụn vặt của nạn nhân và rồi đồn thổi, lan truyền chúng với cộng đồng, mối quan hệ xung quanh nạn nhân. Nhiều người còn dùng sai lầm của nạn nhân để điều khiển họ theo ý thích.

Chỉ trích, công kích sẽ khiến cho nạn nhân cảm thấy xấu hổ, nhụt chí, tự hạ thấp bản thân và luôn nghĩ rằng mình sai. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nạn nhân còn có thể bị trầm cảm khi liên tục chịu đựng trong thời gian dài. 

Chỉ trích, công kích cá nhân cũng là một hành vi thao túng tâm lý

3. Bóp méo thông tin, sự thật

Bóp méo sự thật không chỉ được dùng để hạ thấp người khác mà còn thường được dùng để che đậy những lỗi lầm sai trái của bản thân người thực hiện hành vi này. Khi nhận thấy người khác có dấu hiệu phát hiện ra những lỗi lầm của mình, họ sẽ dùng rất nhiều thông tin, dẫn chứng hay hành động để khiến người đó tin tưởng và chuyển sự nghi ngờ sang những người xung quanh hay nghĩ rằng những suy đoán của mình là vô lý. Bóp méo sự thật được sử dụng phổ biến ở các mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là để che đậy hành vi ngoại tình.

thao túng tâm lý

III. Làm thế nào để đối phó với các hành vi thao túng tâm lý?

Thao túng tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào. Để tránh việc trở thành nạn nhân hay chịu những tổn thất do các hành vi thao túng, bên cạnh nắm rõ thao túng tâm lý là gì và nhận biết chúng, bạn cũng cần biết cách để đối mặt với những trường hợp này. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn:

  • Hạn chế tiếp xúc khi không thật sự cần thiết với những người có xu hướng thể hiện tình cảm một cách thái quá hoặc có lời nói, hành động trái với suy nghĩ thật.
  • Đưa ra những lời nói thể hiện sự khẳng định và giữ vững quan điểm của bạn thân nếu bị người khác cố ý hạ thấp, bác bỏ những nỗ lực, công sức và thành quả mà mình đạt được.
  • Khi gặp những tình huống không thuận lợi, cần quản lý tốt cảm xúc và suy nghĩ của bản thân để nhìn nhận tính chất đúng sai của sự việc. Khi đã suy nghĩ thấu đáo thì những ý kiến mang mục đích thao túng tâm lý của người khác sẽ không thể ảnh hưởng đến bạn.

Một cái đầu lạnh sẽ giúp bạn tránh được những đòn bẩy thao túng 

Trên đây là những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thao túng tâm lý là gì cũng như cách để đối mặt với những hành vi thao túng tâm lý. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã mang lại cho bạn những kiến thức mới mẻ và hữu ích.

Bài viết nên đọc