Xét nghiệm PCR là gì? 4 lưu ý cần biết khi xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR là gì? Xét nghiệm RT - PCR là gì? Hai loại xét nghiệm này có phải chỉ có thể dùng để chẩn đoán người nhiễm Covid 19? Mức độ chính xác của nó là bao nhiêu phần trăm? PCR, RT - PCR và nhiều thông tin hơn thế nữa sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Xét nghiệm PCR, RT - PCR được Bộ Y tế cấp phép là hai phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn vàng và chính xác nhất để sàng lọc người có bị nhiễm Covid 19 hay không? Phiếu xét nghiệm PCR, RT - PCR âm tính như là một hộ chiếu y tế cho người người, nhà nhà, phục vụ cho việc đi lại để lao động, công tác nước ngoài, du học,...

I. Tìm hiểu về xét nghiệm PCR

PCR là viết tắt của Polymerase Chain Reaction, dịch là phản ứng tổng hợp chuỗi Polymerase.

Xét nghiệm PCR là một loại xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện có sự xuất hiện vật liệu di truyền (ADN) của virus hay không. PCR giúp phát hiện virus nếu bệnh nhân nhiễm bệnh và cũng có thể phát hiện mảnh virus khi bệnh nhân không còn nhiễm.

pcr la gi

Xét nghiệm PCR là xét nghiệm đặc hiệu, cho kết quả nhanh nhạy và chính xác. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ kỹ thuật viên, hiệu quả làm việc của máy móc, công tác quản lý chất lượng,...

II. Các bệnh lý có thể được phát hiện qua xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR và RT - PCR đã được đưa vào sử dụng và đạt được nhiều ứng dụng đáng giá trong y học ngày nay. Không chỉ riêng Covid 19, với PCR và RT - PCR, nhiều loại bệnh liên quan đến virus có thể chẩn đoán được mà các phương pháp truyền thống không thể phát hiện.

  • Virus viêm gan B, C, virus Dengue gây sốt xuất huyết, HIV, virus Herpes gây thủy đậu, HPV, virus SARS, H5N1,...
  • Vi khuẩn Legionella gây viêm phổi, Treponema pallidum gây bệnh giang mai,...
  • Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư cổ tử cung HPV, ung thư đại tràng, ung thư vú, bạch cầu ở trẻ em, u xơ thần kinh,...
  • Phát hiện các vi khuẩn kháng thuốc S.aureus – MRSA, vi khuẩn sinh ESBL,...
  • Xác định độc tố của vi sinh vật: độc tố ruột của Escherichia coli,...
  • Hỗ trợ các hoạt động trong công nghệ gen như lập bản đồ gen, phát hiện gen, giải mã trình tự ADN,...

tim hieu ve pcr

III. Xét nghiệm PCR và xét nghiệm RT-PCR

RT - PCR là viết tắt của Real Time Polymerase Chain Reaction, dịch là phản ứng tổng hợp chuỗi Polymerase thời gian thực.

Cả hai loại xét nghiệm PCR và RT- PCR đều là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử. Cả PCR và RT - PCR đều có thể phát hiện được virus Covid 19 ở giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh, khoảng 1 - 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và giai đoạn bệnh toàn phát.

PCR cho biết được có sự tồn tại của sợi ADN của virus hay không. RT - PCR phát hiện được sợi ADN của virus và còn xác định được lượng virus đang có trong cơ thể người bệnh. Do đó, xét nghiệm RT - PCR ưu việt hơn so với PCR.

1. Độ chính xác của xét nghiệm PCR

Kết quả xét nghiệm PCR và RT - PCR được dùng làm căn cứ để khẳng định bệnh nhân có nhiễm Covid 19 hay không. Không riêng gì Covid 19 mà còn nhiều bệnh khác, phương pháp này có độ chính xác cao đến 98%.

Độ chính xác của xét nghiệm PCR

Tuy nhiên các yếu tố bên ngoài sẽ có tác động ít nhiều đến kết quả của xét nghiệm:

  • Thời gian lấy mẫu
  • Cách lấy mẫu
  • Kỹ thuật nhân viên
  • Bảo quản mẫu
  • Phương thức vận chuyển mẫu
  • Hoạt động của máy móc xét nghiệm

2. Phương pháp xét nghiệm PCR, RT - PCR có ưu điểm và nhược điểm gì?

So với các phương pháp xét nghiệm truyền thống thông thường, xét nghiệm PCR và RT - PCR có nhiều ưu điểm vượt trội và cũng có những mặt hạn chế. Tuy nhiên, ưu điểm mà nó mang lại được đánh giá cao hơn nhiều so với những nhược điểm đi kèm.

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh khó kiểm soát như hiện nay, số lượng mẫu cần xét nghiệm càng nhiều thì những hạn chế của nó không đáng nhắc đến và không khó để khắc phục.

Phương pháp xét nghiệm PCR

Ưu điểm khi xét nghiệm bằng phương pháp PCR: 

  • Cho kết quả nhanh, mất tối đa 5 giờ tính từ thời điểm bắt đầu làm xét nghiệm.
  • Phát hiện được nhiều tác nhân gây bệnh virus, vi khuẩn mà các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống trước đó không làm được.
  • Phát hiện được những tác nhân vi sinh gây bệnh mà trước đó không thể nuôi cấy lâm sàng trong phòng thí nghiệm.
  • Xét nghiệm RT - PCR cho kết quả chính xác số lượng virus, vi khuẩn trong cơ thể bệnh nhân trên 1ml máu. Điều này hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và có các phương pháp điều trị phù hợp.
  • Phát hiện được các gen gây ung thư và nhiều bệnh di truyền khác giúp phòng ngừa bệnh kịp thời.

Nhược điểm khi xét nghiệm bằng phương pháp PCR: 

  • Khó thực hiện một cách chuẩn mực và rộng rãi trong các phòng thí nghiệm lâm sàng thông thường
  • Giá thành cho mỗi xét nghiệm khá cao.
  • Trình độ kỹ thuật viên, trình độ chuyên môn của bác sĩ ở mức cao
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại.
  • Hóa chất để làm phản ứng phải nhập ngoại với giá cao.

3. Lưu ý gì cho người đi làm xét nghiệm PCR hoặc RT - PCR?

Mặc dù tối đa là 5 giờ sẽ có kết quả xét nghiệm nhưng nếu tình hình xét nghiệm với lượng mẫu lớn thì có thể phải mất 1 đến 2 ngày.

Tùy vào mục đích mà xét nghiệm PCR có thể lấy máu hoặc không. Riêng đối với Covid 19 thì Bộ Y tế hướng dẫn lấy dịch mũi họng, dịch tỵ hầu, nếu không được thì lấy dịch tiết đường hô hấp cấp dưới.

Xét nghiệm Covid 19 bằng PCR không cần phải nhịn ăn nhưng một số người sẽ buồn nôn cho nên cần hạn chế ăn no trong vòng 2 giờ trước khi lấy mẫu.

Lưu ý gì cho người đi làm xét nghiệm PCR

Nhân viên y tế lấy mẫu vật phẩm bằng cách dùng que ngoáy sâu bên trong mũi hoặc họng cho nên việc ngồi không đúng tư thế, ngọ nguậy sẽ gây đau nhiều hơn và việc lấy mẫu khó khăn hơn.

Tình hình phát triển và lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid 19, số ca nhiễm ngày càng tăng cao. Bên cạnh các xét nghiệm bắt buộc với các F1 và người nghi nhiễm Covid 19 do nhà nước triển khai thì xét nghiệm PCR, RT - PCR càng được phổ biến rộng rãi trong các bệnh viện lớn phục vụ cho nhu cầu xét nghiệm cá nhân.

Nếu bạn phải đi lấy mẫu để làm xét nghiệm PCR, RT - PCR thì hãy nhớ 4 lưu ý mà bài viết đã nói ở trên để giảm bớt cảm giác buồn nôn và khó chịu.

Bài viết nên đọc