Quản trị kinh doanh là gì? Mổ xẻ kiến thức về ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là gì? Vì sao ngành học này luôn thu hút sự quan tâm của giới trẻ trong khối ngành kinh tế?

Quản trị kinh doanh là ngành học năng động và chưa bao giờ lỗi thời. Nó là ngành khoa học quản lý, tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành quản trị kinh doanh đòi hỏi một kỹ năng toàn diện và khả năng ra quyết định tối ưu nhất. Đối với doanh nghiệp, quản trị kinh doanh nắm giữ nhiều vai trò trọng yếu và cơ bản.

I. Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh nói ngắn gọn là việc quản lý một hoạt động kinh doanh. Việc quản lý này bao gồm nhiều vấn đề và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Ra quyết định thực hiện kinh doanh
  • Thực hiện, giám sát quá trình
  • Đánh giá kết quả
  • Tổ chức hiệu quả nhân sự và các nguồn lực
  • Cần kiến thức quản lý về tài chính, nhân sự, marketing, hệ thống thông tin quản lý,...

quan tri kinh doanh la gi

II. Phân loại các chuyên ngành quản trị kinh doanh

Tùy vào loại hình hoạt động của bộ phận, tổ chức doanh nghiệp mà quản trị kinh doanh được phân ra thành nhiều chuyên ngành khác nhau.

1. Quản trị kinh doanh tổng hợp

Quản trị kinh doanh tổng hợp gồm công tác lập kế hoạch, chỉ đạo, quản lý, giám sát, phân bổ nguồn lực để đảm bảo hoàn thành mục tiêu chiến lược đề ra.

2. Quản trị kinh doanh lữ hành và du lịch

Hoạt động quản trị kinh doanh lữ hành và du lịch cần nhiều kiến thức về địa lý, văn hóa, tâm lý khách du lịch,... Công tác cơ bản của quản trị lữ hành và du lịch bao gồm:

  • Lên các chương trình du lịch và kế hoạch triển khai, thực hiện
  • Kết nối các bộ phận, cơ quan và triển khai kế hoạch
  • Tổ chức, quản lý, điều hành tour
  • Quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên
  • Giải quyết, hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh trong tour du lịch

3. Quản trị kinh doanh khách sạn

Quản trị kinh doanh khách sạn bao gồm các công việc thiên về hướng kinh doanh như: lên kế hoạch chiến lược, tiếp thị, phân tích và quản lý.

Quản trị kinh doanh khách sạn khác với quản trị khách sạn. Quản trị khách sạn thiên về các công việc trong khách sạn: marketing, kế hoạch hoạt động, quản lý các hoạt động của khách sạn.

quan tri kinh doanh khach san

4. Quản trị kinh doanh nhà hàng

Quản trị kinh doanh nhà hàng cần các kiến thức và kỹ năng về kinh doanh nhà hàng, ẩm thực. Các công tác của quản trị kinh doanh nhà hàng gồm có:

  • Quản lý và tổ chức hoạt động của nhà hàng
  • Quản lý hệ thống nhà hàng
  • Giao tiếp với khách hàng
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý marketing
  • Lên kế hoạch đẩy mạnh kinh doanh của nhà hàng
  • Giải quyết các sự cố trong quá trình kinh doanh

5. Quản trị kinh doanh quốc tế

Quản trị kinh doanh quốc tế cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế: đầu tư quốc tế, vận tải xuất nhập khẩu, logistic, marketing quốc tế, thanh toán quốc tế,...

Quản trị kinh doanh quốc tế bao gồm các công việc lập kế hoạch mục tiêu và chiến lược, tổ chức và quản lý thực hiện kế hoạch, lãnh đạo kiểm tra và kiểm soát quá trình hoạt động và kết quả đạt được.

6. Quản trị kinh doanh Marketing

Quản trị kinh doanh marketing gồm các hoạt động ra chiến lược, nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...

Ngoài ra, còn có các chuyên ngành quản trị kinh doanh tiếng Anh, quản trị kinh doanh nông nghiệp nhưng chưa được phát triển phổ biến trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.

quan tri kinh doanh marrketing

III. Chức năng của quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh đối với doanh nghiệp có rất nhiều chức năng và có thể được chia thành 5 nhóm chức năng quan trọng cơ bản.

1. Chức năng hoạch định

Hoạch định chiến lược đóng vai trò cốt lõi cho sự thành công của doanh nghiệp. Nếu chiến lược sai thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Nếu chiến lược đúng mà các yếu tố khác làm không tốt thì vẫn có thể đạt được mục tiêu nhưng mà chậm chạp hơn.

Hoạch định chiến lược gồm 3 cấp:

  • Chiến lược công ty: Nhằm thiết lập con đường đi cho doanh nghiệp và đặt mục tiêu về vị trí của doanh nghiệp trong ngành
  • Chiến lược kinh doanh: Nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.
  • Chiến lược chức năng: Nhằm cân đối toàn diện các yếu tố bên trong: tài chính, nhân sự, rủi ro,...

2. Chức năng tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện là một quá trình gồm nhiều nhiệm vụ liên tục: xác định nhiệm vụ, chọn người thực hiện, phân nhóm nhiệm vụ, đối tượng báo cáo, giao quyền ra quyết định.

3. Chức năng điều khiển/ chỉ huy

Điều khiển, chỉ huy hay là chức năng lãnh đạo. Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp đều có yếu tố con người. Lãnh đạo phải biết khích lệ nhân viên, chọn người giao việc, thông tin hiệu quả, giải quyết vấn đề hành vi của nhân viên.

4. Chức năng kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là việc cần thiết để đảm bảo công việc đi đúng hướng. Kiểm tra và giám sát là một phần của quá trình kiểm soát nhằm xem xét mức độ hoàn thành của mục tiêu, đảm bảo doanh nghiệp vận hành đúng quỹ đạo.

chuc nang kiem tra

5. Chức năng điều chỉnh

Cùng với kiểm tra và giám sát, hiệu chỉnh là đưa ra những thay đổi, bổ sung cần thiết sau khi so sánh kết quả thực hiện được với mục tiêu để hoàn thành tổng thể mục đích đề ra.

IV. Quản trị kinh doanh và vai trò đối với doanh nghiệp

Quản trị kinh doanh là quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên không thể thiếu các vai trò quan hệ, thông tin và quyết định.

1. Vai trò quan hệ

Quản trị kinh doanh gồm các công việc mang tính nghi thức và biểu tượng và có liên quan đến nhiều nhân viên của nhiều bộ phận khác nhau. Quản trị kinh doanh điều hòa tốt vấn đề quan hệ giúp tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với nhân viên.

2. Vai trò thông tin

Quản trị kinh doanh đưa ra các hoạch định, tổ chức thực hiện, điều khiển, giám sát, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nên luôn nắm giữ vai trò thông tin trong doanh nghiệp. Vai trò thông tin gồm theo dõi, phổ biến thông tin và đại diện phát ngôn.

3. Vai trò ra quyết định

Đây là vai trò cốt lõi của quản trị kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh phải ra các quyết định khởi xướng, quyết định xử lý thông tin, quyết định nhân lực, quyết định đàm phán, thương lượng với đối tác và nhà đầu tư.

Tóm lại, quản trị kinh doanh là gì? Nó là vị trí nắm giữ sự sống còn của một tổ chức, doanh nghiệp. Làm quản trị kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phối hợp để điều hành, quản lý một bộ phận hoặc cả công ty. 

Bài viết nên đọc