Phát triển bền vững là gì? Cần làm gì để phát triển bền vững

Mọi vấn đề về môi trường hiện nay, đa phần đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người không phải là ngoại lệ, chúng ta không thể chống lại qui luật của sự tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Nhưng khi chúng ta hiểu được phát triển bền vững là gì thì sẽ có thể giải quyết mâu thuẫn này một cách vẹn toàn hơn.

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững (Sustainable Development) được định nghĩa là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững chính là một phương hướng phát triển được các quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới, đó là niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người. 

Phát triển bền vững là gì?

Một vài ví dụ về phát triển bền vững là:

  • Năng lượng mặt trời: Khai thác năng lượng mặt trời để giảm ô nhiễm môi trường.
  • Luân canh: Luân canh các loại cây trồng khác nhau trên cùng một vùng đất để nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Phát triển bền vững kêu gọi các nỗ lực phối hợp nhằm xây dựng một tương lai hòa nhập, bền vững và kiên cường cho con người và trái đất. Để đạt được sự phát triển bền vững, điều quan trọng là phải hài hòa ba yếu tố cốt lõi: 

  • Tăng trưởng kinh tế
  • Hòa nhập xã hội
  • Bảo vệ môi trường

3 yeu to chinh sdg

Những yếu tố này được kết nối với nhau và tất cả đều rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của các cá nhân và xã hội. Đây mới là lời giải thích ngắn gọn; phát triển bền vững là gì? Phần dưới của bài viết sẽ cung cấp nhiều kiến thức mà bạn có thể sẽ cảm thấy hay ho đấy!

17 Mục tiêu cho con người, cho hành tinh

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), còn được gọi là Mục tiêu Toàn cầu, đã được Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 9/2015 như một lời kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng đến năm 2030, tất cả mọi người đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng.

sdg

  • Xoá nghèo: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
  • Không còn nạn đói: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
  • Sức khoẻ và có cuộc sống tốt: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
  • Giáo dục có chất lượng: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
  • Bình đẳng giới: Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
  • Nước sạch và vệ sinh: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.
  • Năng lượng sạch và giá thành hợp lý: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
  • Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
  • Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
  • Giảm bất bình đẳng: Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
  • Các thành phố và cộng đồng bền vững: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu, đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
  • Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm: Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.
  • Hành động về khí hậu: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.
  • Tài nguyên và môi trường biển: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững.
  • Tài nguyên và môi trường trên đất liền: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.
  • Hoà bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ: Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp.
  • Quan hệ đối tác vì các mục tiêu: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) được tích hợp vì nếu chỉ hành động trong một lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến kết quả ở những lĩnh vực khác và sự phát triển đó phải cân bằng tính bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Sự sáng tạo, bí quyết, công nghệ và nguồn lực tài chính từ toàn xã hội là cần thiết để đạt được SDGs trong mọi bối cảnh.

Biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo liên quan đến phát triển bền vững như thế nào?

Biến đổi khí hậu đã tác động đến sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực, vấn nạn di cư, hòa bình và an ninh. Biến đổi khí hậu, nếu không được kiểm soát, sẽ đẩy lùi những thành tựu phát triển mà chúng ta đã đạt được trong những thập kỷ qua và sẽ khiến những thành tựu không thể đạt được hơn nữa.

Đầu tư vào phát triển bền vững sẽ giúp giải quyết biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng khả năng phục hồi khí hậu. Ngược lại, hành động đối với biến đổi khí hậu sẽ thúc đẩy phát triển bền vững.

Ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững là hai mặt củng cố lẫn nhau. Phát triển bền vững không thể đạt được nếu không có hành động tác động tích cực tới khí hậu. Ngược lại, nhiều SDG đang giải quyết các nguyên nhân cốt lõi của biến đổi khí hậu.

phat trien ben vung

Xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức và mọi khía cạnh là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu này, phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và công bằng, tạo cơ hội lớn hơn cho tất cả mọi người, giảm bất bình đẳng, nâng cao mức sống cơ bản, thúc đẩy phát triển xã hội công bằng và hòa nhập, thúc đẩy quản lý tổng hợp và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.

Nội dung cụ thể của các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiện tại Việt Nam mới chỉ đạt được 2 SDG là SDG4 (Giáo dục có chất lượng) và SDG12 (Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm).

Mặc dù đã có những cải thiện lớn về SDG1 (Không đói nghèo), SDG4 (Giáo dục có chất lượng), SDG6 (Nước sạch và vệ sinh môi trường), SDG7 (Năng lượng sạch và giá cả phải chăng) và SDG11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) trong những năm gần đây, phần lớn các SDG vẫn còn những thách thức lớn với việc cải thiện điểm số không đủ để đạt được mục tiêu. SDG hoạt động tốt nhất là SDG4 (Giáo dục chất lượng), với tất cả các chỉ số của nó đang đi đúng hướng hoặc duy trì thành tích SDG. 

viet nam sdg

Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được tất cả các SDGs vào năm 2030 như mục tiêu đề ra. Những thách thức chính làm chậm tốc độ đạt được các SDG của Việt Nam là nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI và thiếu lồng ghép SDG ở cấp tỉnh.

Phát rriển bền vững là một dự án cần thiết và nhận được sự ủng hộ toàn cầu. Kết quả của quá trình hành động thật khó có thể đánh giá sau một vài năm hay mấy thập niên. Chắc chắn nó chỉ trọn vẹn khi được thực hiện qua nhiều thế hệ. Nếu chúng ta không có sự hiểu biết về phát triển bền vững là gì và không áp dụng được nó vào trong cuộc sống thì phát triển bền vững chỉ là một dự án viển vông và khái niệm Phát Triển Bền Vững chỉ có giá trị về mặt lý thuyết.

Bài viết nên đọc