Chiêm nghiệm 30 lời Phật dạy về cuộc đời để tâm bình yên và thanh thản

Phật Giáo là tôn giáo đã ăn sâu bám rễ vào người dân nước ta từ rất sớm. Những lời Phật dạy ảnh hưởng rất nhiều và ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong cuộc sống của người dân.

Tính đến năm 2020, theo tổng kết của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nước ta có gần 45 triệu tín đồ Phật giáo. Phật giáo có khả năng dung hòa rất cao với tín ngưỡng bản địa, với đạo Khổng Tử, Lão giáo.

Lời Phật dạy - Nghe một lần - Ngẫm một đời

Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, Việt Nam có các tôn giáo như Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Từ  Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Hòa Hảo, Tịnh độ sư Phật Hội.

Phật giáo tồn tại và hưng thịnh theo thời gian một phần là nhờ vào những lời Phật dạy luôn sâu sắc với ý nghĩa răn đe, tu dưỡng bản thân. Không chỉ là chúng tăng ni Phật tử, cho dù là bạn không theo Phật, bạn cũng sẽ cảm nhận được những triết lý trong lời Phật dạy là vô cùng tinh tế và sâu xa.

Cùng đọc và suy ngẫm về những lời Phật dạy về cuộc đời, cuộc sống để tâm tính được an nhiên, thanh thản.

  • Nếu một ngày tôi thờ ơ lạnh nhạt với bạn, đừng ngạc nhiên vì hãy nhớ rằng: Tôi đã từng rất quan tâm nhưng chính bạn đã đánh mất điều đó.
  • Ngỡ duyên nhiệt tình như lửa đem ấp ở trong lòng. Hóa ra duyên lạnh như băng, thấy lạnh lẽo mới biết hóa ra là vô duyên.
  • Đừng bao giờ để bản thân chúng ta chịu sự chi phối của quá khứ, miệng lưỡi thế gian và tiền bạc.
  • Thay vì hận người, hãy tự giải thoát cho chính mình
  • Cho dù bạn tốt đẹp đến mức nào thì ở sau lưng vẫn có những người soi mói và nói xấu. Không thanh minh, không so đo, mỉm cười và mặc kệ mới là sự khinh thường lớn nhất.
  • Người chinh phục được chính bản thân mình còn vĩ đại hơn người chinh phục được ngàn người trên chiến trường.
  • Không có hạnh phúc nào có thể so sánh được với sự yên tĩnh trong tâm hồn
  • Sống trên đời đừng quan tâm những gì người khác nói về mình. Chỉ có mình mới biết mình là ai. Vì người ta chỉ nhìn mình bằng 2 con mắt, nghe một nửa, hiểu một phần tư nhưng lại kể gấp đôi.
  • Nếu mình hiếu với mẹ cha/ Thì con cũng hiếu với ta khác gì/ Nếu mình ăn ở vô nghì/ Đừng mong con hiếu làm gì hoài công
  • Đến là ngẫu nhiên mà đi cũng là tự nhiên. Cho nên, bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”. Người không biết yêu mình thì không thể yêu người khác và cũng đừng mong người khác yêu mình.
  • Cơm rau đỡ dạ đói/ Nhà cửa che gió sương/ Nếu lòng người biết đủ/ Phiền não chẳng còn vương
  • Bí quyết cả thể xác và tinh thần khỏe mạnh không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ tương lai. Chúng ta cần sống ở hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc.
  • Người ta đau khổ, sở dĩ vậy là vì họ mãi theo đuổi những thứ sai lầm.
  • Muốn hết phiền não thì phải học được cách buông tay
  • Hủy diệt một con người chỉ cần một lời nói, xây dựng một con người lại cần cả ngàn câu. Xin bạn, hãy “Đa khẩu hạ lưu tình”.
  • Không cần phải quay đầu nhìn lại để xem ai là kẻ nói xấu bạn. Cũng giống như bạn bị chó điên cắn một cái, chẳng nhẽ bạn cũng muốn chạy lại cắn ngược nó một cái?
  • Những thứ bạn cho rằng đẹp đẽ là vì bạn không có được, vì chính bạn hiểu nó quá ít, không có thời gian ở chung với nó. Đến một ngày, khi bạn hiểu sâu sắc về nó, bạn sẽ thấy nó vốn không hề đẹp đẽ như tưởng tượng.
  • Đỉnh cao của sự phỉ báng chính là im lặng
  • Khi bạn nắm mãi không buông một vật gì thì bạn chỉ có mỗi thứ đó. Nếu chịu buông nó xuống, bạn mới có cơ hội lựa chọn nhiều thứ khác. Nếu một người chỉ khư khư với quan niệm của mình thì trí tuệ của họ chỉ có thể dừng lại ở mức độ này mãi thôi.
  • Chúng ta không có năng lực để thay đổi được thế giới xung quanh nên chúng ta phải sửa đổi chính mình. Hãy đối diện với thế giới này bằng lòng từ bị và cái tâm trí tuệ.
  • Không có con đường dẫn đến hạnh phúc vì hạnh phúc chính là con đường. Phần còn lại là ở bạn chọn cách đi như thế nào.
  • Con người phải tập dửng dưng với ngũ dục mùi đời. Tài sắc danh thực tâm thì mới tốt. Không tham lợi thì ít bị tai họa. Biết nhường nhịn, nhẫn nhục thì được bình yên. Siêng tắm gội thì thân thể sạch sẽ. Ham chơi sa đọa thì sinh nhiều bệnh tật. Cứ cho sự học là khó thì cả đời sẽ luống nên phải cố gắng học hỏi phẩm hạnh của nhân vật thiện nhân.
  • Buồn đau hay hạnh phúc, may mắn hay xui xẻo phần nhiều là do cách nhìn nhận của mỗi người mà ra. Sự ám ảnh về sướng khổ khiến con người luôn vùng vẫy trong sự bế tắc đó do chính mình tạo ra. Cứ đơn giản hóa mọi vấn đề và tìm cách giải quyết, hãy để tâm thanh thản mà hưởng bình yên.
  • Khổ đau là không thể tránh khỏi, chỉ có đối mặt với nó thì con người mới tiến đến sự giải thoát. Có khổ đau, con người mới hiểu được chân lý và giá trị của hạnh phúc, cõi lòng mới trở nên được thanh thản, tự tại.
  • Mỗi con người, mỗi tình yêu đến và đi trong cuộc đời chúng ta đều vì một chữ “duyên”. Duyên đến hoa nở, duyên đi hoa tàn, không cưỡng cầu được. Hãy nhớ 4 chữ “Vạn sự tùy duyên” cho tâm hồn thanh thản.
  • Đời người là bể khổ, muốn thoát khỏi bể khổ chỉ có thể tự mình vượt qua
  • Là Nhân hay là Quả đều là nghiệp do bạn tự tạo ra. Nhân Quả báo ứng là có thật. Đức Phật càng kính sợ luật Nhân Quả hơn cả con người.
  • Kiến thức là hữu hạn mà trí tuệ là vô hạn. “Đừng trụ vào đâu để sinh tâm”. Trí tuệ không thể dựa vào nói là được, Đức Phật cũng không thể giúp bạn, chỉ có thể tự ngộ đạo mà ra.
  • Người có tâm nguyện, có hy vọng thì sẽ càng khó tự tại, càng dễ thất vọng. Hãy để những điều đó thành hư nguyện, chỉ cần thành tâm, viên mãn hay không tùy duyên là được.
  • Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy. Khi bạn đang vui vẻ, hạnh phúc, hãy hiểu được niềm vui sướng này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn khó khăn, đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng sẽ không trường tồn. Vạn vật thế gian đều vô thường như vậy cho nên con người, không nên quá đam mê trong vui sướng, cũng không nên quá quỵ lụy trong đau thương.

Bài viết nên đọc