Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN là gì?

Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á viết tắt ASEAN tên tiếng Anh đầy đủ là Association of Southeast Asian Nations. Đây là tổ chức liên chính phủ có tính chất khu vực với sự tham gia của 11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Tổ chức ra đời nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tăng cường hợp tác kinh tế giao lưu văn hóa chính trị giữa các quốc gia trong khu vực. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này vào ngày 28/07/1995.

I. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là gì?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là tổ chức ASEAN (Association of Southeast Asian Nations), đây là một tổ chức liên minh chính trị và kinh tế văn hoá nhằm ổn định khu vực Đông Nam Á. Lúc đầu tổ chức được thành lập tại Bangkok vào ngày 08 tháng 08 năm 1967. Khi mới thành lập chỉ gồm 5 nước tham gia là Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan.

hiệp hội các quốc gia đông nam á

Tổ chức ASEAN để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Đến nay tổ chức đã có 10 thành viên và đến 11 tháng 11 năm 2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thống nhất về nguyên tắc để kết nạp Đông Timor vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

Cộng đồng ASEAN là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính  trên các lĩnh vực an ninh – quốc phòng (APSC), kinh tế (AEC) và văn hóa – xã hội (ASCC).

asean

Trải qua 55 năm hoạt động và phát triển, ASEAN ngày nay được đánh giá là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới. ASEAN đã trở thành ngôi nhà chung gắn bó hơn 650 triệu người dân của 11 quốc gia Đông Nam Á là một đối tác tin cậy và quan trọng của nhiều quốc gia, đóng vai trò trung tâm của các tiến trình đối thoại, hợp tác và phát triển lâu dài. 

II. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm những quốc gia nào?

Các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bao gồm:

  • 08/08/1967: 5 quốc gia Thái Lan,  Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines 
  • 1984: Brunei
  • 1995: Việt Nam
  • 1997: Lào và Myanmar
  • 1999: Lào
  • 2022: Đông Timor

hiệp hội các quốc gia đông nam á

III. Chiến lược phát triển của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Như quy định trong tuyên bố thành lập, ASEAN đề ra chiến lược và mục tiêu phát triển bao gồm:

  • Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực, tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tính toàn vẹn lãnh thổ, và bản sắc quốc gia của tất cả các thành viên trong khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí hạt nhân đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí hạt nhân. Những điều này góp phần giúp Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình và đáng sống nhất trên hành tinh. 
  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa quân sự quốc phòng giữa các quốc gia. ASEAN khuyến khích các quốc gia trao đổi tài nguyên, tiến bộ khoa học kĩ thuật, các nước lớn cùng nhau giúp đỡ các nước nghèo phát triển. ASEAN còn là khuôn khổ giúp các nước trong khu vực hợp tác phát triển với các cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc ..
  • Chung tay giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích chung của ASEAN, đối mặt với các vấn nạn như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, đói nghèo. Sau thế kỷ XXI tổ chức này bắt đầu đàm phán các thỏa thuận về môi trường. Bao gồm việc ký kết thỏa thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á. Tổ chức này cũng kí kết các hiệp ước về an ninh năng lượng, soạn thảo các bản kế hoạch chiến lược bảo vệ môi trường. Trong quá trình hợp tác về môi trường, các nước ASEAN cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ứng phó các diễn biến khó lường do biến đổi khí hậu gây ra. ASEAN còn tăng cường hợp tác với  đối tác khác, trong đó có các nước Châu Á Thái Bình Dương,  Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

asean

IV. Nguyên tắc hoạt động của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Theo Điều 2 Hiến chương ASEAN nêu rõ: ASEAN và các Quốc gia Thành viên hoạt động theo các Nguyên tắc dưới đây:

  • Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên
  • Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN
  • Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
  • Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN.

Đến nay sau 27 năm gia nhập ASEAN thì Việt Nam ngày càng chứng tỏ mình là thành viên hết sức có trách nhiệm, tích cực đối với ASEAN cũng như cộng đồng thế giới. Việt Nam được coi là con rồng của châu Á với nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh. Tất cả những thành tựu đó đều nhờ những lợi ích to lớn từ tổ chức ASEAN đem lại.