Kỹ năng mềm là gì? Bách khoa toàn thư về kỹ năng mềm cho người trẻ

Kỹ năng mềm là gì? Trong xã hội ngày nay, ngoài kiến thức và chuyên môn, kỹ năng mềm là điều không thể thiếu để giao lưu, hòa nhập và thành công trong sự nghiệp.

Mặc dù chúng ta vẫn hay nói hoặc nghe nói nhiều về kỹ năng mềm, một số bạn trẻ vẫn chưa hiểu tường tận về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin toàn diện về kỹ năng mềm, giúp bạn nhận biết thiếu sót của bản thân và có những định hướng kế hoạch rèn luyện đúng đắn.

ky nang mem la gi

I. Khái niệm kỹ năng mềm là gì?

Mặc dù từ “kỹ năng mềm” được nhắc đến khá thường xuyên nhưng không ít bạn trẻ vẫn có những hiểu biết khá mơ hồ về nó. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của từ “kỹ năng mềm”. Nó là một từ được cấu thành bởi 2 yếu tố là “kỹ năng” và “mềm”.

1. Kỹ năng là gì?

Kỹ năng là việc vận dụng các kiến thức vốn có hoặc học được để áp dụng vào thực tiễn đời sống. Mức độ kỹ năng của một người được đánh giá trong một môi trường và tình huống nhất định.

Kỹ năng được phân làm 6 loại chính là kỹ năng cứng, kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng con người, kỹ năng mềm.

2. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là khả năng vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm vốn có hoặc học được để áp dụng vào giải quyết những tình huống công việc cụ thể liên quan giữa người với người. 

Các kỹ năng mềm mang tính xúc cảm, thường được biểu lộ qua ngôn ngữ và phải được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức và chuyên môn (kỹ năng cứng) tốt. Mồm mép, nịnh bợ không phải là kỹ năng mềm mà là kỹ xảo cuộc sống.

ky nang mem

3. Phân loại kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được phân chia làm 2 nhóm chính, dựa trên đối tượng mà nó ảnh hưởng đến.

  • Kỹ năng mềm hướng nội: Gồm nhóm các kỹ năng tác động đến bản thân: kỹ năng lắng nghe, tổ chức, sắp xếp công việc, lập kế hoạch,....
  • Kỹ năng mềm hướng ngoại: Gồm nhóm các kỹ năng tác động đến bản thân trong mối quan hệ với người xung quanh: kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, làm việc nhóm, đàm phán, giao tiếp, thuyết phục,...

II. Các đặc điểm của kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là tổ hợp của nhiều kỹ năng khác nhau, nhìn chung, tất cả chúng có 5 đặc điểm cơ bản.

1. Kỹ năng mềm là học được

Kỹ năng mềm không phải là mỗi người bẩm sinh đã có. Họa chăng là người nào đó có thiên phú cao hơn, IQ cao hơn nên tiếp thu nhanh hơn trong việc học hỏi và vận dụng tốt hơn các kỹ năng mềm vào cuộc sống.

Kỹ năng mềm được sinh ra từ việc học hỏi, rèn luyện, thực hành và va chạm thường xuyên trong cuộc sống. Không có giới hạn và đánh giá nào cụ thể đối với kỹ năng mềm. Nó chỉ được đánh giá dựa trên sự so sánh và cảm nhận trong một tình huống nhất định.

Cùng là một kỹ năng mềm nhưng trong tình huống khác nhau hoặc cách phân tích khác nhau thì cách áp dụng và hiệu quả mang lại cũng khác nhau.

2. Kỹ năng mềm bị tác động bởi môi trường sống

Kỹ năng mềm là kỹ năng giải quyết những tình huống thực tiễn đời sống giữa người với người. Do đó, nó có thể mang tính xúc cảm hoặc lý trí tùy tình huống và cách áp dụng của người tham dự.

Các yếu tố văn hóa xã hội của môi trường sống sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến lời nói, cử chỉ, suy nghĩ, hành động của con người. Vốn dĩ, cuộc sống của chúng ta là quá trình thích nghi để tồn tại cho nên khó mà có thể chối bỏ những ảnh hưởng từ môi trường đến hành vi của bản thân.

Điều quan trọng là mỗi người phải biết cách chọn lọc để thích nghi từ đó phát triển những kỹ năng mềm phù hợp.

ky nang mem co tinh ca nhan hoa

3. Kỹ năng mềm có tính cá nhân hóa

Kỹ năng mềm vốn mềm dẻo và linh hoạt, việc truyền dạy rất khó vì nó không có một khuôn mẫu nhất định. Phần lớn kiến thức truyền đạt sẽ là những ví dụ kinh nghiệm thực tiễn.

Bên cạnh đó, cách tiếp thu và vận dụng của mỗi người lại cũng rất khác nhau nên từ một kiến thức học được, mỗi người lại hình thành nên những lối xử sự riêng.

Tóm lại, kỹ năng mềm hình thành dựa trên 3 nhân tố: tính cách con người, nền tảng kiến thức và tình huống phát sinh. Mỗi nhân tố kể trên đều có vô vàn biến số phát sinh nên kỹ năng mềm của mỗi cá nhân là rất khó trùng lặp và truyền thừa.

4. Kỹ năng mềm cần nền tảng kỹ năng cứng vững chắc

Có kiến thức chuyên môn vững, bạn mới có thể có cơ hội làm việc, tham gia vào những hạng mục, dự án. Từ đó, sử dụng những kỹ năng mềm để làm việc, để thuyết phục cấp trên, thuyết phục nhà đầu tư,...

Mỗi một lĩnh vực và ngành nghề khác nhau cần các nhóm kỹ năng mềm khác nhau. Sau khi đã nắm vững chuyên môn, hãy bắt đầu trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho chuyên môn của mình.

5. Kỹ năng mềm đúc kết nhiều từ kinh nghiệm sống

Không riêng gì kỹ năng mềm mà các kỹ năng khác đều như thế. Va chạm càng nhiều, kinh nghiệm tích lũy càng nhiều, con người sẽ lão luyện hơn trong giải quyết vấn đề.

Các lý thuyết sách vở chỉ là tham khảo, phải khi tiếp xúc thực tế bạn mới biết cách xử lý và rút ra bài học cho riêng mình. 

kinh nghiem song

III. Lợi ích đạt được khi biết cách vận dụng kỹ năng mềm

Học hỏi và rèn luyện, trau dồi kỹ năng mềm chưa bao giờ là dư thừa. Một người thành công trong lĩnh vực họ am hiểu, 25% dựa vào kiến thức chuyên ngành còn lại 75% là dựa vào kỹ năng mềm. Nắm giữ kỹ năng mềm mang đến cho chúng ta nhiều lợi thế.

  • Gây được ấn tượng, niềm tin và thiện cảm cho nhà tuyển dụng, đối tác, cấp trên, đồng nghiệp.
  • Tăng khả năng kết nối và hòa nhập với cộng đồng
  • Giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, tránh được những xung đột gây mất thiện cảm
  • Tăng giá trị của bản thân, giá trị của sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp
  • Công việc thuận lợi, quan hệ với những người xung quanh thuận lợi càng khiến cho cuộc sống của chúng ta thuận lợi và vui vẻ.

Kỹ năng mềm không thể nói học là học ngay được mà phải trải qua thời gian rèn luyện và trau dồi. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải tranh thủ thời gian để nâng cao các kỹ năng mềm còn thiếu sót.

Kỹ năng mềm là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào đến thành công của một người? Qua nội dung bài viết, hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về bản chất của kỹ năng mềm và vai trò của nó trong cuộc sống.

Bài viết nên đọc