Có bao nhiêu dạng khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật?

Người khuyết tật là một trong những nhóm thiệt thòi nhất và cũng là nhóm mục tiêu của các chính sách xã hội và quản trị công. Chỉ khi chúng ta nắm bắt được có bao nhiêu dạng khuyết tật, việc tiếp cận để hỗ trợ mới trở nên hiệu quả và công bằng cho tất cả các trường hợp khuyết tật chức năng.

I. Người khuyết tật là gì?

Người khuyết tật là người có đồng nhất 03 yếu tố:

  • Bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng.
  • Khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới các dạng tật.
  • Trong quá trình lao động, sinh hoạt, học tập bị hạn chế sự tham gia đầy đủ và hiệu quả vào các hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Người khuyết tật

Lao động khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động và sức khỏe của họ không thể như những người bình thường khác. Vậy nên họ xứng đáng được tôn trọng một cách bình đẳng nhưng có sự ưu tiên hơn dưới vai trò là một trong những nhóm người yếu thế, cần được hỗ trợ nhiều nhất về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật là truyền thống cũng là đạo lý quý báu của dân tộc, của xã hội và là trách nhiệm của Nhà nước ta hiện nay. 

II. Các dạng khuyết tật

Quốc hội ban hành Luật người khuyết tật.bao gồm 6 dạng tật:

1. Khuyết tật vận động

Là dạng khuyết tật làm suy yếu hoặc mất chức năng cử động các bộ phận trên cơ thể, dẫn đến tình trạng hạn chế vận động, di chuyển.

Khuyết tật vận động

Người bị khuyết tật vận động thường gặp phải những bất thường như thiếu khả năng điều phối vận động và không đạt được các mốc phát triển phù hợp với lứa tuổi, suy giảm vận động theo chiều hướng yếu đi thay vì trở nên mạnh mẽ và nhanh nhẹn hơn.

2. Khuyết tật nghe, nói

Là tình trạng phổ biến gây suy giảm cả hai phản xạ nghe, nói hoặc mất một trong hai chức năng cơ bản đó ở người, dẫn đến hạn chế trong giao tiếp và trao đổi thông tin bằng lời nói.

Người mắc phải tình trạng suy giảm khả năng nghe ở các mức độ với tần suất khác nhau đều được gọi là khiếm thính. Người bị khiếm thính thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh vì khả năng nghe của họ bị hạn chế và rất khó để phản hồi lại người đối diện. 

Khuyết tật nghe, nói

Những người khuyết tật trong khả năng nói thường có thể bị câm hoặc nói nói lắp, nói không rõ chữ khiến người nghe khó hiểu, không nắm bắt được ý mà người đó muốn truyền đạt là gì.

3. Khuyết tật nhìn

Là dạng khuyết tật liên quan đến giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận mọi thứ xung quanh trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

Khuyết tật nhìn

Những người bị khuyết tật nhìn khác với những người có tật khúc xạ ở mắt nên thường được phân biệt là khiếm thị. Người khuyết tật nhìn có những mức độ khác nhau về thị lực nhưng đều có điểm chung là chức năng và tầm nhìn của mắt bị suy giảm. 

4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần

Dạng khuyết tật này được nhận định là những đặc điểm khác thường về cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh như rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, không làm chủ được hành vi, nhận thức và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

Khuyết tật thần kinh, tâm thần

5. Khuyết tật trí tuệ

Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng tư duy, nhận thức thông qua biểu hiện tiếp thu kém, bị hạn chế hành vi thích ứng diễn ra trong các giai đoạn phát triển, dẫn đến thất bại trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển về văn hóa xã hội, độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội.

Khuyết tật trí tuệ

Trong khi IQ trung bình của người bình thường là 100 nhưng đối với những người bị khiếm khuyết vùng não hoạt động trí tuệ, chỉ số IQ đo được chỉ đạt mức tối đa trong khoảng 70 - 75. 

6. Khuyết tật khác

Dạng khuyết tật này được nhận định là tình trạng giảm hoặc mất các chức năng khác trên cơ thể nhưng không thuộc những dạng khuyết tật nêu trên.

III. Ngày người khuyết tật Việt Nam

Hòa theo tinh thần nhân ái Năm Quốc tế của Người tàn tật do Liên Hiệp Quốc phát động, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh về Người tàn tật và lựa chọn ngày 18/04 hằng năm là Ngày Người khuyết tật Việt Nam và tổ chức nhiều hoạt động tri ân rộng rãi.

Ngày người khuyết tật Việt Nam

Người khuyết tật kém may mắn hơn những người bình thường bởi họ mang trong mình những khiếm khuyết nhất định. Tuy chúng ta không thể thật sự hiểu hết những khó khăn, thiệt thòi mà họ phải gánh chịu nhưng chúng ta có thể lan tỏa những giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam được biểu hiện ở lòng yêu thương con người, kết thành chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả. 

Không phải ai trong số vô vàn con người của cộng đồng cũng biết rằng khuyết tật cơ thể không phải là rào cản phát triển lớn nhất, điều đáng sợ hơn là khuyết tật trong tâm hồn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!

Bài viết nên đọc