Thông tin loài và điểm lại những con thằn lằn cảnh dễ nuôi

Trí thông minh đỉnh cao và sự biến hóa đa dạng thường là những gì người ta nghĩ tới khi nhắc đến con thằn lằn. Chúng là loài bò sát hiền lành và được rất nhiều người yêu thích. Mời các bạn cùng tìm hiểu về chúng trong bài viết dưới đây.

I. Thông tin về loài thằn lằn

Thằn lằn là một loài khá phổ biến và có nhiều giống loài khác nhau. Tuy nhiên, về đặc điểm hình thái chúng đều có một số đặc điểm chung. 

1. Đặc điểm hình thái của thằn lằn

Thằn lằn thường có dáng thon dài, đầu nhỏ và phần đuôi rất dài, mỏng. Tùy nơi phân bố và đặc điểm loài, chúng sẽ mang các kích thước khác nhau. Loài lớn nhất có cân nặng 80kg, dài 3m. Loài nhỏ nhất chỉ dài khoảng 1,6cm và nặng 120mg.

than lan

Thằn lằn có một lớp vảy bên ngoài trơn nhẵn, hoa văn xếp chồng lên nhau. Thường thì lưng của chúng sẽ có màu tối, đen hoặc xám hay nâu vàng. Bụng của chúng màu sáng hơn, lớp vảy thường có màu xanh trắng. 

2. Phân bố và môi trường sống của thằn lằn

Thằn lằn là một loài bò sát có vảy, chúng phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, theo các báo cáo thì đã phát hiện tới 4675 loài khác nhau. Trong đó, một số loài có 4 chân, 1 số có 2 chân và thậm chí là không có chân nào. Hầu hết các loài đều mang màu sắc rực rỡ, phù hợp với môi trường sống của chúng để dễ lẩn trốn kẻ thù.

môi trướng sống của thằn lằn

Chúng sống ở khắp mọi nơi, mọi địa hình và khí hậu khác nhau. Chúng có thể sống ở vùng sa mạc quanh năm nắng gắt, cũng có thể sống tại các khu rừng nhiệt đới mưa quanh năm. Có rất nhiều loài thằn lằn đang nằm trong sách đỏ của thế giới và cần được bảo tồn.

3. Thói quen của thằn lằn

Hầu như mọi loại thằn lằn đều thích hoạt động vào ban ngày. Bởi chúng là loài máu lạnh, cần ánh sáng mặt trời để làm ấm cơ thể và tự tổng hợp vitamin D. Vậy nên, một số con thằn lằn thường nằm phơi mình trên các bậc đá hoặc khu vực thoáng đãng để đón mặt trời. Cũng có một số loài đi săn mồi, kiếm ăn vào thời gian ban ngày. 

thói quen của thằn lằn

Thằn lằn là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu là các loài nhỏ hơn như kiến, nhện, mối và cả các loài thằn lằn nhỏ hơn khác. Một số ít các loài ăn tạp, chúng ăn được cả rau củ và một phần ít còn lại ăn thực vật. Chúng chỉ ăn thực vật và thức ăn chủ yếu là cỏ hoặc tảo biển. 

thằn lằn ăn thịt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thằn lằn sống theo bầy đàn và thậm chí có thể thích nghi được với cả các loài thằn lằn khác mình. Tuy nhiên, chúng lại là loài không giao tiếp và chỉ đi cùng nhau để đề phòng kẻ địch. Ví dụ như loài thằn lằn sống tại Việt Nam mà bạn thường thấy không sống theo đàn mà chỉ sống đơn lẻ.

thằn lằn

Thằn lằn lột da để trưởng thành, không nhất thiết con lớn tuổi sẽ có lớp da vảy khác màu hoặc dày hơn. Đặc biệt, đây là loài có thể chịu mất một phần cơ thể như đuôi hoặc tay để chạy trốn kẻ thù. Bởi đây là các bộ phận mà chúng có thể mọc lại được.

4. Thằn lằn sinh sản như thế nào?

Một điểm khá thú vị của con thằn lằn chính là đẻ trứng, có thể sinh sản đơn tính. Chúng không nhất thiết cần con đực giao phối và có thể tự thụ trứng và sinh con. Tuy nhiên, nếu có thể gặp con đực trong mùa sinh sản thì chúng vẫn đẻ trứng như bình thường. Mỗi lần mang thai, chúng có thể có tới hơn 20 quả trứng, thời gian có thể kéo dài 12 tháng.

thằn lằn sinh sản

Các con nhỏ khi vừa mới sinh ra không cần thiết phải có bố mẹ ở bên. Việc ấp trứng và canh trứng chỉ là một cách bảo vệ con mà số ít thằn lằn sẽ làm. Khi vừa mới nở, chúng có thể tự lập rất nhanh. Thằn lằn con có thể tự mình di chuyển, ẩn nấp và ăn các con mồi dễ bắt. Chúng thường mất từ 18 tháng đến 7 năm để có thể trưởng thành và duy trì sinh sản.
 

II. Những con thằn lằn cảnh cho người mới nuôi

Con thằn lằn hiện đã trở thành một thú nuôi của loài người nhờ hình dáng và màu sắc đặc biệt của mình. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng thích hợp cho những người mới bắt đầu trong bộ môn nuôi thằn lằn này. Những yếu tố như môi trường sống, tính cách, thức ăn khác nhau nên cần phải bỏ thời gian để tìm hiểu.

than lan xanh

Bạn có thể chọn những loại thằn lằn phổ biến và nhiều người nuôi để bắt đầu thử. Bạn sẽ tìm kiếm được nhiều thông tin về cách nuôi của những người từng trải để áp dụng. Ngoài ra, những con thằn lằn kích thước nhỏ và có sức khỏe tốt cũng được khuyến khích cho những người mới nuôi. Dưới đây là một số loài bạn có thể nuôi khi mới bắt đầu chơi thằn lằn cảnh.

1. Rồng Úc hay còn có tên là Bearded Dragon

Chúng có vẻ ngoài khá dữ nhưng tính cách lại trái ngược, rất hiền lành và thân thiện. Loài này được nuôi rất phổ biến và được đánh giá là dễ nuôi.

rong uc

2. Thằn lằn Da Báo

Chúng khá chậm chạp, ngoan ngoãn và cách nuôi đơn giản.

than lan da bao

3. Thằn lằn lưỡi xanh

Cái tên này bắt nguồn từ bộ phận lưỡi của chúng có màu xanh độc đáo. Chúng thích đào hang, nhu cầu ăn uống đa dạng.

than lan luoi xanh

4. Tắc kè Mào New Caledonia

Vẻ ngoài khá đáng yêu và phát triển nhanh nên được nhiều người nuôi yêu thích.

tac ke mao

Vậy là trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về đặc điểm của con thằn lằn và một số loài thằn lằn dễ nuôi làm cảnh. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn các thông tin hữu ích khi chọn nuôi.

Bài viết nên đọc