Cá da trơn là loài gì và những đặc trưng sinh thái

Khi nhắc tới cái tên cá da trơn, có lẽ rất nhiều người thắc mắc và khó hiểu. Tuy nhiên, nếu nói tới loài cá nheo thì chắc chắn nhiều người quen thuộc. Vậy hai loài này có liên quan gì với nhau hay không?

I. Cá da trơn là loài gì?

Cá da trơn là một bộ, có tên khác chính là cá nheo. Bộ cá này có rất nhiều chi và loài khác nhau, vậy nên kích thước và đặc tính tự nhiên của chúng cũng rất đa dạng. Một số loài đặc biệt trong bộ này là:

  • Loài nặng nhất: Cá tra dầu sống ở Đông Nam Á. 
  • Loài dài nhất: Cá nheo châu Âu ở khu vực châu Âu và một phần châu Á. 
  • Loài có kích thước nhỏ: Các loài ký sinh có kích thước cực bé dưới đáy đại dương. 

ca da tron

Điểm chung của tất cả các loài này đều có da trơn như tên gọi và không có vảy. Trong sinh học, điểm chung thực sự của chúng là hộp sọ và phần bong bóng. Trong nhóm cá xương, chúng có chiều dài khá đột biến khi các cá thể chỉ có thể đạt tới độ dài 12cm. Số lượng cá da trơn được tìm thấy mỗi năm đều rất cao. Trong 2 năm từ 2003 đến 2005, có đến hơn 100 loài mới được phát hiện.

II. Đặc trưng sinh thái của cá da trơn

Bộ cá da trơn sinh sống chủ yếu ở các vùng nước ngọt trong nội địa hoặc cùng nước ven biển. Chúng có 8 bộ sống ngầm dưới đất và 3 bộ có thể sống trong các hang hốc. Thậm chí có các loài sống trong vùng nước ngầm. 

dac trung ca da tron

Cá da trơn là loài thích sống chìm, chúng hoạt động chủ yếu ở tầng đáy bởi bộ phận bong bóng bị suy giảm chức năng. Để thích nghi với môi trường sống, thường thì phần bụng của chúng sẽ bằng toàn thân không đồng nhất. Ngoài ra, phần đầu của bộ này thường bẹp xuống để có thể đào bới trong lớp bùn.

ca tra

Do cấu tạo phần đầu nên thay vì cắn xé, chúng sẽ xử lý con mồi theo cách mút hoặc nuốt trực tiếp. Một số loài sống ở vùng nước xiết lại có giác mút bên dưới cơ thể để bám vào các tảng đá hoặc thành sông. Đặc biệt ở cá chép, hàm trên của chúng đã bị suy giảm nên phần môi trên không thể thò ra ngoài.

đàn cá da trơn

Cá da trơn chủ yếu ăn các loại giáp xác nhỏ, tảo, xác chết của động vật dưới nước. Đối với các loài được con người nuôi thả, chúng còn có thể ăn cám, cỏ,... Chắc chắn bạn cũng không ngờ được rằng, cá da trơn có thể phát ra âm thanh trong các trường hợp đặc biệt. Chúng tạo ra âm thành bằng cách sử dụng ngạnh, vây để phát ra tiếng.

ca da trơn to

Cá da trơn có thể thụ tinh được bằng hai kiểu là thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Thậm chí, một số loài còn có khả năng truyền dịch qua đường tiêu hóa để con cái thụ tinh trứng. Đặc biệt, cá đực sẽ là người ấp trứng, con nở ra qua miệng của bố. Bố và mẹ sẽ ở cạnh bảo vệ đàn cá con đến khi chúng có thể tự lập và đi kiếm ăn.

III. Ứng dụng cá da trơn trong cuộc sống

Hiện nay, ứng dụng chủ yếu của các loài cá da trơn chính là dùng làm thực phẩm. Hầu hết các loại cá đều có thịt ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng và mềm nên được rất nhiều người yêu thích. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy từng khu vực và văn hóa.

thưc phẩm cá da trơn

Da cá được tận dụng vì có lớp dày, mềm và được nhiều nước coi là một loại thực phẩm hảo hạng. Ở Trung Âu, da cá chỉ được dùng trong các bữa tiệc và lễ hội. Thậm chí, chũng còn được coi là một món ăn đường phố đặc sắc tại Indonesia.

ca da tron

Loài cá da trơn còn có thể nuôi làm cảnh. Tùy vào sở thích của mỗi người, việc nuôi cảnh các loài cá da trơn không còn gì xa lạ. Không chỉ vậy, việc buôn bán, xuất nhập khẩu cá da trơn cũng thu lại một món tiền khổng lồ cho các doanh nghiệp và thương nhân.

III. Những loài cá da trơn phổ biến tại Việt Nam

Tại Việt Nam có rất nhiều loài khác nhau thuộc bộ cá da trơn. Không cần đi đâu xa, thậm chí chúng còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của con người. Chúng rất đa dạng về cả chủng loại và số lượng, được con người rất ưa chuộng vì giá thành vừa phải và mùi vị khá ngon.

  • Cá ngát: Chúng có phần đầu to và có đến tận 4 râu, phần đuôi nhọn hoặc tù ở phần chóp. Chúng có nọc độc ở gai, phân bố nhiều ở sông Cửu Long.
  • Cá tra: Phần đầu to và bẹt, sống ở môi trường nước ngọt.
  • Cá trê: Sống ở nước ngọt, có mắt nhỏ và sở hữu 4 râu. 
  • Cá Basa: Phần đầu ngắn, được yêu thích vì thớ thịt nhỏ và giàu dinh dưỡng.
  • Cá chạch: Chỉ dài gần 1 gang tay, người nhỏ và thuôn dài, bụng mập và phần đầu khá nhọn.
  • Cá nheo: Thường được sử dụng làm cảnh.
  • Cá chình: Hiện nay trở nên khan hiếm, có thịt ngon và giàu dinh dưỡng.

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về bộ cá da trơn và các chi nhỏ phổ biến tại Việt Nam. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về cá da trơn.

Bài viết nên đọc