Bị COVID 2023 nên làm gì?

COVID-19 hay Corona là đại dịch do virus gây ra ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Ngoài ra virus còn để lại nhiều di chứng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy nên làm gì khi bị COVID 2023?

I. COVID-19 là bệnh gì?

COVID-19 hay Corona(n CoV) là virus đường hô hấp lây trực tiếp từ người sang người. Virus này được phát hiện trong một khu chợ hải sản tại thành phố Vũ Hán năm 2019. Sau đó virus lây lan nhanh ra khắp toàn cầu và trở thành “đại dịch” chung của toàn nhân loại. Ngay từ khi mới xuất hiện tại Trung Quốc COVID -19 đã trở thành cơn bão quét đi hàng trăm nghìn mạng người tại quốc gia “ tỷ dân” này. Tính đến ngày 09/02/2023 WHO đã ghi nhận hơn 755 triệu ca nhiễm và hơn 6,8 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Không những lây lan với tốc độ nhanh mà COVID-19 còn là virus biến đổi theo thời gian và liên tục tăng mức độ nguy hiểm. Kể từ năm 2019 đến nay ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác như Anh, Hoa Kỳ,.. đã phát hiện 5 biến thể virus corona. Bao gồm: 

  • Delta (xuất hiện ở Ấn Độ)
  • Alpha (xuất hiện ở Anh)
  • Beta (xuất hiện tại Nam Phi)
  • Gamma (xuất hiện tại Brazil)
  • Omicron (xuất hiện tại Nam Phi).

II. Triệu chứng của COVID 2023?

Năm 2023 là sự xuất hiện hiện của của biến thể Omicron. Đây là là biến thể dễ lây truyền và kháng thuốc mạnh. Chính vì vậy càng tăng nguy cơ tái nhiễm và tiếp cận ngay cả người có sức đề kháng khỏe. Theo TS. William Schaffner triệu chứng biến thể Omicron không khác nhiều so với các chủng COVID-19 gần đây.

Triệu chứng thường gặp:

  • Ngứa rát họng, khàn giọng
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau đầu, mệt mỏi

Triệu chứng ít gặp:

  • Đau nhức cơ cơ bắp
  • Mất vị giác, thay đổi mùi 
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy 

trieu chung COVID 2023

III. COVID 2023 có nguy hiểm không?

Hiện chưa có nhà khoa học nào đưa ra bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây bệnh nặng hơn các biến thể khác. Về triệu chứng thì biến thể Omicron yếu hơn nhiều so với Alpha. Tuy nhiên điều đáng lo ngại hơn là virus đã có nhiều biến đổi về protein, khả năng “ lẩn trốn” miễn dịch và bám dính lên tế bào mạnh hơn. Điều đó khiến biến chủng này có tính lây lan cao hơn từ đó nguy cơ tái mắc cũng tăng cao.

COVID 2023

Bất kể là người có miễn dịch khỏe mạnh chưa từng mắc COVID đều rất dễ mắc phải biến chủng này. Đặc biệt với  người có hệ miễn dịch kém khi đang nằm viện, đã từng mắc COVID,  người chưa được tiêm nhắc lại vacxin COVID thì khả năng gây bệnh lại càng cao hơn. Biến chủng này được đánh giá có tốc độ lây lan cao nhất so với những biến chủng trước đó. Khi đó công tác phòng chống dịch  COVID-19 có thể sẽ gặp khó khăn hơn.

IV. Bị COVID 2023 có cần cách ly nữa không?

Theo công văn hướng dẫn của BYT thì F0 phải thực hiện những biện pháp phòng lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định. Bệnh nhân phải cách ly trong nhà từ 7-10 với trường hợp đã tiêm đủ 3 mũi vacxin, 14 ngày đối với những trường hợp chưa tiêm vacxin.

cach ly COVID 2023

Với những người già, trẻ em và người có bệnh nền khác cần đến cơ sở y tế để được cách ly và theo dõi.

V. Bị COVID 2023 nên dùng thuốc gì và điều trị tại nhà như thế nào?

Việc điều trị COVID-19 tại nhà được BYT quy định gồm những loại thuốc sau: 

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau đầu
  • Chỉ sử dụng khi nhiệt độ cơ thể ≥ 38,50 oC, đau đầu nhiều.
  • Paracetamol: người lớn mỗi lần 1 viên 500mg, trẻ em liều 10-15mg/kg/lần cách 4-6 giờ.
  • Thuốc bù điện giải: Oresol (dạng gói) pha theo đúng tỷ lệ
  • Dung dịch rửa mũi họng: NaCl 0,9% rửa vào mỗi buổi sáng, ngày rửa 2-3 lần

Thuốc điều trị triệu chứng:

  • Ho nhiều có đờm: có thể dùng các thuốc giảm ho đơn thuần hoặc có kết hợp histamin. Khuyến khích sử dụng thêm các siro long đờm bổ phổi
  • Ngạt mũi, sổ mũi: dùng thuốc uống kèm thuốc xịt mũi
  • Tiêu chảy: dùng thuốc ngăn tiêu chảy, men tiêu hoá.

Kết hợp xông mũi họng bằng sả, tía tô. Sử dụng các tinh dầu thơm như sả, oải hương, quế,..  để sát khuẩn khử mùi trong phòng. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt cần bổ sung thêm các chất vitamin C bằng việc ăn nhiều hoa quả như cam, bưởi,..

VI. Cần thực hiện những biện pháp gì để phòng tránh lây nhiễm 

Theo hướng dẫn của BYT năm 2022, F0 và những người tiếp xúc gần cần thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng tránh lây nhiễm sau:

  • F0 cần hạn chế ra khỏi phòng cách ly
  • Khi rời khỏi phòng cách ly phải đeo khẩu trang giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh.
  • Rửa tay sát khuẩn các vật dụng thường xuyên tiếp xúc 
  • Giữ không gian thông thoáng sạch sẽ.
  • Phân loại thu gom và xử lý chất thải lây nhiễm gồm khẩu trang, băng gạc,.. đúng quy định
  • Những người tiếp xúc trực tiếp với F0 hoặc chăm sóc F0 cần tránh đến những nơi đông người. Luôn đeo khẩu trang khi  chăm sóc người bệnh cũng như khi đi ra khỏi nhà

Với sự xuất hiện của nhiều biến thể mới chứng tỏ mức độ nguy hiểm của virus sẽ còn tăng cao. Dù đã sống chung với dịch hơn 3 năm nhưng chúng ta cũng không nên lơ là chủ quan trước diễn biến của dịch COVID-19. Mọi người dân hãy luôn thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế nhằm bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình và cộng đồng.