Tắc kè là con gì? Nuôi con tắc kè để làm gì?

Có những thời điểm việc nuôi tắc kè trở thành một mô hình kinh doanh “gây sốt” ở Việt Nam. Bài viết hôm nay sẽ cùng tìm hiểu tắc kè là con gì và được nuôi để làm gì?

I. Tắc kè là con gì?

Tắc kè là loài động vật bò sát chuyên sống ở trên cây, vách đá. Tắc kè thuộc họ Gekkonidae, bộ Squamata. Tắc kè phân bố chủ yếu ở các quốc gia châu Á, một số quần đảo ven Thái Bình Dương. Ở nông thôn Việt Nam người ta thường nhầm lẫn với loài thạch sùng - một người anh em cùng họ với tắc kè.

tac ke

Tắc kè sống chủ yếu ở những khu rừng nhiệt đới, các vách đá ven suối. Đôi khi nó còn sống chung với con người, chui vào nhà của người dân để làm tổ. Tắc kè thường kiếm ăn vào hoàng hôn và bình minh. Tắc kè nổi tiếng nhờ tiếng kêu thương hiệu cùng bộ da có thể thay đổi màu sắc. 

1. Đặc điểm ngoại hình của tắc kè

Tắc kè là động vật bò sát có kích thước trung bình, chiều dài từ 20-40cm, nặng khoảng 150-300g. Thông thường con đực sẽ có kích thước lớn hơn con cái. Tắc kè có hình chóp tam giác nhưng hơi dẹt, cơ thể nhỏ dần từ đầu xuống đuôi.

ngoai hinh tac ke

Cơ thể tắc kè chia thành 3 phần: đầu, thân và đuôi.

Đầu nối liền với thân bằng một chiếc cổ hẹp. Phần đầu có hình tam giác với chiếc mõm dài. 

mau da tac ke

Mắt tắc kè hoạt động rất tinh có con ngươi có thể cử động được. Mắt thường có màu nâu nhạt, vàng cam được bao bởi một màng trong suốt. 

Lưỡi trở thành vũ khí săn mồi đầy uy lực của tắc kè khi mỗi đòn tấn công của tắc kè có thể đạt vận tốc 100km/h. Không chỉ có những pha búng lưỡi đạt tốc độ “bàn thờ” mà tắc kè còn sở hữu chiếc lưỡi dài gấp 2-6 lần chiều dài cơ thể. Nhờ vậy mà tắc kè trở thành một tên sát thủ tuy nhỏ nhưng đáng gờm trong giới động vật.

thu cung tac ke

Lớp da của tắc kè mềm mại có những vảy nhỏ màu trắng, xanh, vàng. Đặc biệt dưới lớp da chứa nhiều tế bào sắc tố giúp tắc kè đổi màu da tùy thuộc vào môi trường.

Bụng dưới tắc kè có màu trắng xám hoặc trắng đục điểm thêm nhiều nốt vàng, đỏ. 

hinh dang tac ke

Đuôi tắc kè chiếm 30-40 % chiều dài cơ thể, là bộ phận có đường kính nhỏ nhất. Giống như thằn lằn, thạch sùng thì đuôi tắc kè có thể tự mọc lại sau khi đứt. Đặc biệt hơn não của tắc kè cũng có khả năng tương tự vậy - một điều kỳ diệu mà con người không bao giờ làm được. Các tế bào não luôn có sự đào thải và thay mới theo từng giai đoạn phát triển.

Tắc kè có hai cặp chân, bàn chân có 5 ngón phía dưới có các giác bám nhỏ xếp song song nhau. Nhờ các giác bám này mà tắc kè có thể bám trên mặt tường, cành cây. 

2. Tập tính sống của tắc kè

Tắc kè là động vật thân hàn có lớp da mỏng nên thích hợp sống ở môi trường nóng ẩm. Vào mùa lạnh nó sẽ ngủ đông trong tổ nên sẽ rất khó có thể nhìn thấy hình bóng của các chú tắc kè. 

Tắc kè bắt đầu đi kiếm ăn từ hoàng hôn đến bình minh sáng hôm sau. Thức ăn yêu thích nhất của nó là châu chấu, dế, sâu,.. Bằng sức mạnh chiếc lưỡi “bách phát bách trúng” của mình thì tắc kè có thể chiến lại với mọi con mồi chỉ cần vừa kích thước miệng mình. Ban ngày chỉ thấy chúng khi chúng đang đi sưởi nắng, tìm bạn tình. 

tac ke sinh san

Mỗi năm tắc kè sinh sản 2 lần và đều vào mùa nắng nóng. Mỗi lần tắc kè chỉ đẻ từ 2-3 quả trứng. Trứng khi mới sinh ra có màu trắng, là những bong bóng nhỏ kết dính với nhau. Sau 30p-1h thì vỏ trứng cứng lại và giữ nguyên hình dạng cho đến khi nở. Sau 3 tháng con non nở ra đã có thể tự đi săn mồi. Tuy nhiên tắc kè sống thành một đại gia đình nhiều thế hệ, các con trưởng thành chỉ rời tổ khi ngôi nhà của chúng đã quá chật.

tac ke an nup

Tuổi thọ trung bình của những chú tắc kè có thể lên đến 10-13 năm nếu sống trong điều kiện tự nhiên thích hợp, một số chủng còn có thể lâu hơn.

Với bộ da đặc biệt thì tắc kè có thể biến hóa 7 sắc cầu vồng tùy vào môi trường xung quanh nó. Đây là một cách phòng thủ độc đáo của loài vật này, màu sắc của da sẽ hòa lẫn với màu của cây cối, mặt đất mà nó đang bò. Điều này khiến đối thủ rất khó để phát hiện. Ngoài ra màu sắc sặc sỡ trên lưng còn như một cách tỏ tình với con cái. 

tac ke hoa

Âm thanh được phát ra từ tắc kè cũng là một cách gọi bạn tình, như một câu giao duyên. Và khi rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” thì tiếng kêu của nó còn phát huy tác dụng đe dọa kẻ thù đưa ra những đòn phòng thủ nguy hiểm. 
 

II. Nuôi tắc kè để làm gì?

Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi chưa thực sự hiểu rõ những vai trò, công dụng mà con vật này mang lại như:

  • Làm thú cưng: Đầu tiên tắc kè có thể trở thành một thú cưng của gia đình nhà bạn. Chỉ với màu da sặc sỡ cùng tiếng kêu độc đáo thôi cũng đã đủ mang lại niềm vui đến cho mọi người trong nhà. Thông thường người ta chọn nuôi tắc kè hoa vì màu sắc sặc sỡ trên lưng nó cũng như con vật này cũng rất dễ để chăm sóc. 
  • Vị thuốc chữa bệnh: Theo nhiều chuyên gia y học cổ truyền thì tắc kè là một bài thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ như giảm mệt mỏi, suy nhược ở người lớn, trẻ em suy dinh dưỡng. Vì thịt tắc kè có tính ôn, ngoài ra còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: axit glutamic, alanin, glyxin,...
  • Ngâm rượu làm thuốc: Có thể dùng tắc kè ngâm rượu để điều trị hen suyễn, ho lâu ngày, ho ra máu. Khi ngâm cần loại bỏ sạch nội tạng, chân và ngâm ít nhất 3 tháng với những con già mới có hiệu quả tốt. Ngoài ngâm rượu thì có thể loại bỏ phần nội tạng, 4 chi sau đó đem phơi khô xay bột uống cùng các vị thuốc nam quý khác cũng có nhiều công dụng tốt. 

con dung cua tac ke

Như vậy trên đây bài viết đã chia sẻ đầy đủ và chính xác nhất các thông tin về một chú tắc kè. Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được những thắc mắc về loài tắc kè, hiểu thêm những công dụng mà tắc kè mang lại. Từ đó suy nghĩ đến việc sở hữu ngay một chú tắc kè về gia đình nhà mình. 

Bài viết nên đọc