Bạo lực ngôn từ là gì mà gây "sát thương" hơn cả đòn roi

Bạo lực ngôn từ là gì mà lại diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tổn thương và nỗi đau tâm lý dai dẳng thường là hậu quả mà nạn nhân của bạo lực ngôn từ phải đối mặt. Mặc dù vậy, tình trạng này lại chưa được quan tâm đúng mức vì nó không để lại dấu vết cụ thể như bạo hành thể xác.

I. Thế nào là bạo hành bằng ngôn từ?

Tấn công hay công kích bằng lời nói (Verbal Abuse) còn được gọi là bạo hành ngôn từ. Đây là một dạng bạo hành trực tiếp vào tinh thần đang diễn ra ngày càng phổ biến. Kẻ bạo hành sẽ dùng những lời nói cực đoan và nặng nề để gây ra tổn thương và nỗi đau tâm lý cho nạn nhân.

bạo lực ngôn từ là gì

Có một sự thật rằng, bạo hành thể chất có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt nhìn trực tiếp. Khi bạn bị đánh hoặc bị thương bởi kẻ bạo hành, mọi vết tích đều có thể làm bằng chứng. Còn bạo hành bằng lời nói thì có sự khác biệt,  sâu trong tâm trí bị hình thành sự tổn thương và không có những vết tích cụ thể bởi tác động vật lý.

Nhân chứng sống cho bạo lực ngôn từ và miệt thị ngoại hình 

Hiện nay, các cuộc thi sắc đẹp ngày càng trở lên thu hút, tình trạng này càng trở nên đáng chú ý hơn, khi nhiều thí sinh, hoa hậu hay á hậu trở thành nạn nhân của vấn nạn bạo lực ngôn từ. Điển hình như Miss Grand Vietnam 2022 - Đoàn Thiên Ân, cô từng bị một số cái nhìn phiến diện của cộng đồng mạng chê bai ngoại hình trước khi tham dự cuộc thi.

Doan Thiên Ân

Cụ thể, vào khoảng thời gian trước, Thiên Ân đã từng đạt tới cân nặng là 75 kg và phải nhận về những bình luận độc đoán trên mạng xã hội, gây tổn thương. Áp lực trước những ý kiến chê bai, nàng hậu đã lao vào giảm cân nhưng do áp dụng sai cách và quá vội vàng nên vùng da ở ngực bị rạn. Cô còn cắt hoàn toàn tinh bột trong khẩu phần ăn, thay vào đó chỉ ăn mỗi trái cây, dẫn đến đau bao tử. Thông qua sự việc này, bạn có sợ hãi khi suy nghĩ rằng bạo lực ngôn từ là gì mà lại gây khủng hoảng lớn tới nạn nhân như vậy?

Thiên Ân

Câu chuyện trong quá khứ đã trở thành cảm hứng để Thiên Ân đưa vào bài thuyết trình của top 10 trong đêm chung kết. Cô nói: "Chúng ta luôn nói về hòa bình, về việc đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn. Thế nhưng, hòa bình sẽ không bao giờ bền vững nếu như vấn đề bạo lực không được giải quyết. Có rất nhiều người vẫn còn nghĩ rằng bạo lực là một cụm từ để chỉ về việc chúng ta tác động vật lý, hay làm tổn hại đến ai đó. Nhưng không, bạo lực được chia ra làm rất nhiều loại khác nhau, và tôi từng là nạn nhân của bạo lực ngôn từ, của body shaming sau khi tôi tăng cân". Tinh thần tự tin được thể hiện qua lời lẽ chân thành đầy sự quyết đoán đã giúp cô gái ấy giành được danh hiệu "Thí sinh có bài thuyết trình hay nhất".

bạo lực bằng lời nói

Các hành vi bạo lực ngôn từ thường hay gặp

Hình thức bạo hành bằng lời nói sẽ khó nhận biết hơn so với tình trạng bạo hành thể xác. Một số hành vi bạo hành bằng lời nói thường được sử dụng như sau:

  • Gọi tên tiêu cực: Kẻ bạo hành ngôn từ có thể đặt cho bạn những biệt danh xấu xí khiến bạn cảm thấy khó chịu và khi thái độ của bạn trở nên tiêu cực sẽ khiến họ thỏa mãn.
  • Hạ thấp: Những lời chỉ trích, chế giễu hoặc mỉa mai được kẻ bạo hành sử dụng nhằm hạ thấp nạn nhân cũng được coi là một kiểu bạo hành. Điều này có thể xuất hiện dưới dạng nhận xét về gu ăn mặc, cách nói chuyện hoặc so sánh trí tuệ. Bất kỳ nhận xét nào khiến bạn cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti, thường là do kẻ bạo hành cố ý.
  • Sử dụng lời nói đe dọa: Các mối đe dọa có tác động đối với cơ thể và cuộc sống của bạn đều sẽ tạo ra nỗi sợ hãi. Việc sử dụng các ngôn từ đe dọa dai dẳng và dữ dội có thể sẽ khiến cho bạn phải hành động theo cách mà bản thân cảm thấy không thoải mái và tự nguyện. Đừng nên xem nhẹ chúng! Ngay cả khi người làm tổn thương bạn nói rằng họ chỉ nói đùa thì bạn cũng cần cẩn trọng. 

II. Giải pháp vượt qua bạo lực ngôn từ

Nếu bạn thấy mình trong vấn nạn bạo hành vô hình đó hoặc thấy người khác đang trải qua những tổn thương khiến cảm xúc bị ảnh hưởng thì hãy để ý tới cảm xúc tâm lý. Không dễ dàng để đối mặt với tình trạng này nhưng để cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần cố gắng vượt qua nó bằng một số giải pháp.

Thể hiện thái độ và đề nghị đối phương ngừng những lời nói tổn thương

Đôi lúc sự im lặng và chịu đựng của nạn nhân lại chính là cơ hội để người khác tấn công và liên tục sử dụng những lời nói xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm. Do đó, để chấm dứt tình trạng này chúng ta cần phải tỏ thái độ không hài lòng và nghiêm túc khi đối phương có những lời nói ác ý hoặc bêu xấu 

bao luc ngon tu

Hạn chế gặp gỡ hoặc tránh xa khỏi mối quan hệ “độc hại”

Nếu chúng ta cứ ngần ngại mà tiếp tục giao tiếp và giữ mối quan hệ với người bạo hành thì chỉ nhận lại là những mệt mỏi và bế tắc. Vậy nên, bạn hãy tìm cách tránh xa những đối tượng này hoặc cách tốt nhất là chấm dứt triệt để với mối quan hệ “độc hại” đó.

han che gap nguoi toxic

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh hoặc chuyên gia tâm lý

Mọi sự dồn nén và chịu đựng sẽ là bóng tối giâm giữ cảm xúc. Nếu sự tác động này cứ mỗi không được giải tỏa sẽ rất tạo ra tâm bệnh. Thay vì giữ im lặng, bạn hãy thử chia sẻ với những người xung quanh mà bạn thực sự tin tưởng. Nhưng nếu tổn thương từ tình trạng bạo hành ngôn từ quá lớn, bạn nên cân nhắc đến việc tìm gặp các chuyên gia tâm lý để tháo gỡ được những khúc mắc trong lòng.

bao luc ngon tu rat nguy hiem

Thông qua bài viết này, mong rằng bạn có thể dễ dàng nhận ra bạo lực ngôn từ là gì bởi nó không để lại những tổn thương về mặt thể xác nhưng những ảnh hưởng tâm lý của nó rất khó chữa lành. Vì thế, bạn cần phải biết cách tự bảo vệ mình trước sự ẩn mình của bạo lực ngôn từ. Đặc biệt, bản thân mỗi người cũng cần phải chú ý hơn trong cách giao tiếp để không vô tình gây tổn thương tới những người xung quanh.

Bài viết nên đọc