Nhận thức lịch sử là gì? Có điểm gì khác so với hiện thực lịch sử không?

Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được tái hiện theo nhiều cách khác nhau. Còn hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào con người.Dưới đây bài viết định nghĩa rõ hơn nữa về nhận thức lịch sử và những đặc điểm giống, khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:

I. Nhận thức lịch sử là gì?

Theo như các nhà Sử học thì nhận thức lịch sử là sự nhận thức của con người về hiện thực lịch sử thông qua các nguồn sử liệu như: văn thơ, quốc sử, tranh vẽ, cổ vật hay đôi khi là những câu chuyện truyền miệng. 

Nhận thức lịch sử là gì

Nhận thức lịch sử mang tính khách quan nên về độ chính xác chỉ mang tính tương đối. Như Thomas Carlyle đã từng nói “Lịch sử chỉ là sản phẩm chưng cất của những lời đồn”.

Ví dụ về nhận thức lịch sử

Trận chiến giữa Tây Sơn và nhà Thanh được Ngô gia văn phái ghi chép lại thành tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”, hay nghiên cứu về nhà Tây Sơn của George Dutton.

Tây Sơn và nhà Thanh

Hay như sự kiện ngày 30/4/1975 đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Cuộc chiến giành thắng lợi phần lớn nhờ công sức chiến đấu bền bỉ của quân đội và nhân dân ta, nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên một số trang báo nước Mỹ lại nhận định rằng chiến thắng của Việt Nam là do ăn may và có sự giúp đỡ của Liên Xô. Đó là nhận thức lịch sử khác nhau giữa nhân dân Việt Nam và báo chí nước ngoài.

 su kien 30/4/1975

II. Điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Giống nhau

  • Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử đều là những gì diễn ra trong quá khứ gắn liền với xã hội hội loài người. Đều là phạm trù nghiên cứu của những nhà Sử học và Khoa học lịch sử. 

Khác nhau 

  • Hiện thực lịch sử mang tính chủ quan, độ chính xác cao hơn. Trong khi nhận thức lịch sử mang tính khách quan, đôi khi chỉ là lời truyền miệng nên độ chính xác ở mức tương đối. 
  • Hiện thực lịch sử tồn tại độc lập, không chịu sự chi phối của con người. Còn đối với nhận thức lịch sử có rất đa dạng cách để thể hiện nên nó chịu sự chi phối của con người. 
  • Hiện thực lịch sử là sự kiện diễn ra có sự tác động đến hiện tại, còn nhận thức lịch sử chỉ là những câu chuyện xảy ra sau hiện thực lịch sử và xung quanh sự kiện lịch sử đó. 

nhận thức lịch sử

III. Nhận thức lịch sử bị chi phối bởi những yếu tố nào

  • Vị trí xã hội của người nhận thức: Sự khác nhau về giai cấp, nền chính trị hay kinh tế nên sẽ có những góc nhìn khác nhau về lịch sử. Ví dụ rõ nhất là ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nhận thức lịch sử đã có sự khác nhau giữa giai cấp công nhân, nô lệ và giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản thì thấy rằng sự thay đổi này đã góp phần giúp nền kinh tế thay đổi từ truyền thống sang kỹ thuật tân tiến. Nhưng người nô lệ lại coi cuộc cách mạng này là một cuộc đại bóc lột, khi họ bị mất ruộng đất canh tác phải di cư bán sức lao động cho tư sản.
  • Tri thức và học vấn: Tri thức được mở rộng lịch sử càng được nhận thức đầy đủ hơn. Lịch sử được ghi chép và lưu truyền bởi các tác phẩm văn học, thơ ca. Nhà thơ kiệt xuất sẽ có góc nhìn lịch sử sâu sắc, tạo ra nhiều ấn phẩm hay  đem lại giá trị to lớn cho nhân loại. 
  • Tâm lý cá nhân người truyền đạt lịch sử: Nghĩa là dựa trên cảm xúc của người chứng kiến lịch sử và từ cảm xúc đó họ sẽ truyền đạt lịch sử đó theo góc nhìn của họ. Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ cũng là câu chuyện dựa trên lời kể của nhân dân truyền từ đời này sang đời khác. Chưa có nhà Sử học nào xác thực chính xác những chi tiết xảy ra xung quanh câu chuyện. Chứng kiến sự mất nước vào tay kẻ địch, nhân dân quá đỗi căm phẫn sự ngu xuẩn của Mị Châu. Thế nên câu chuyện ngoài mục đích tường thuật lại diễn biến lịch sử còn là cảm xúc của những người chứng kiến câu chuyện.

viet nam hung cuong

Lịch sử là một dòng chảy liên tục hướng từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Nhận thức lịch sử trong khoa học lịch sử là nhận thức phần quá khứ trên trục thời gian. Hiện thực lịch sử chỉ xảy ra có một lần duy nhất, không lặp lại, nhưng nhận thức lịch sử là một quá trình, trong đó, vượt qua những tác động của các yếu tố chủ quan, nhà sử học tiến tới tiếp cận lịch sử ngày càng khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất trong khả năng có thể.