Văn hóa là gì? Vai trò và chức năng của văn hóa trong đời sống

Trong thời buổi xã hội phát triển và hội nhập không ngừng, những lời kêu gọi gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ văn hóa là gì cũng như vai trò, chức năng của văn hóa trong đời sống chúng ta chưa? Theo dõi bài viết bên dưới để hiểu hơn về văn hóa nhé!

I. Khái niệm về văn hóa

Nói đến khái niệm văn hóa thì đây là một từ mang nội hàm rộng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo cách hiểu được số đông mọi người công nhận thì văn hóa bao gồm tất cả các giá trị tinh thần cũng như là giá trị vật chất được con người tạo dựng nên trong suốt quá trình làm việc, sinh hoạt kéo dài từ thời xa xưa trong lịch sử. 

văn hóa

Trình độ phát triển của xã hội tại những thời điểm, thời kỳ lịch sử cụ thể sẽ được đánh giá dựa trên văn hóa. Văn hóa có tính lưu truyền và kế thừa, vậy nên các cộng đồng sẽ tiếp nối văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm phục vụ đời sống con người.

II. Phân loại văn hóa

Để hiểu rõ hơn văn hóa là gì, chúng ta hãy tìm hiểu các dạng của các loại hình văn hóa nhé!

1. Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất là toàn bộ những vật thể hữu hình con người sáng tạo nên như công trình, chùa chiền, máy móc,... Tuy nghe có vẻ trái ngược nhưng văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất lại có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Văn hóa vật chất sẽ phản ánh lên những giá trị văn hóa mà một nền văn hóa nào đó xem trọng.

Văn hóa vật chất

2. Văn hóa tinh thần/ văn hóa phi vật chất

Văn hóa tinh thần còn thường được gọi là văn hóa phi vật chất. Đúng với tên gọi, phi vật chất là những thứ không hiện hữu dưới dạng sự vật mà là những quan niệm, tín ngưỡng, những phong tục tập quán,... của các quốc gia, các dân tộc. Chúng tạo nên một hệ thống và được điều chỉnh bởi một mức giá trị, giúp cho hệ thống được thống nhất bên trong và phát triển hơn.

văn hóa tinh thần

3. Văn hóa phi vật thể

Đừng nhầm lẫn giữa văn hóa phi vật thể và văn hóa phi vật chất dù tên gọi của chúng có phần giống nhau nhé! Văn hóa phi vật thể là những sản phẩm của tinh thần mang giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Chúng được lưu giữ bằng trí nhớ, văn bản hay cũng có thể được lưu truyền bằng cách truyền miệng, nghề nghiệp hay trình diễn,... Các tác phẩm văn học, ngôn ngữ nói, viết, lối sống hay phong cách sống,... cũng được gọi là văn hóa phi vật thể.

Văn hóa phi vật thể

4. Văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế

  • Một xã hội hay nhóm người nào đó nhất quán về một giá trị hay tiêu chuẩn văn hóa chung thì đó chính là văn hóa lý tưởng.
  • Lối sống, thói quen chung trên thực tế của một xã hội hay nhóm người được gọi là văn hóa thực tế.

Văn hóa lý tưởng

III. Các vai trò và chức năng của văn hóa trong đời sống 

1. Về vai trò của văn hóa

  • Văn hóa giúp xã hội được ổn định: Văn hóa đã có từ rất lâu về trước và thấm sâu trong tiềm thức của mỗi con người vậy nên phần lớn hành vi của con người đều sẽ theo một khuôn khổ, một chuẩn mực nhất định.
  • Văn hóa giúp cải thiện các mối quan hệ: Sự gắn bó về mặt văn hóa sẽ giúp cho con người sống chan hòa hơn, cuộc sống chất lượng hơn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
  • Văn hóa là văn kiện lịch sử quan trọng: Nhờ có sự lưu truyền của văn hóa, các thế hệ sau mới có thể biết ơn và nhận thức được một thời lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc.
  • Văn hóa thúc đẩy kinh tế: Sự riêng biệt và độc đáo của văn hóa sẽ thu hút sự tò mò và ghé thăm của khách du lịch quốc tế.

văn hóa viet nam

2. Về chức năng của văn hóa

  • Chức năng nhận thức: Con người có khả năng nhận thức và học hỏi là một sự tiến hóa vượt bậc so với các loài khác, con người sinh ra luôn hướng tới cuộc sống đầy đủ, mỹ mãn hơn.  
  • Chức năng thẩm mỹ: Là một chức năng quan trọng vì nó giúp con người không ngừng hoàn thiện bản thân, văn hóa là một nét đẹp giúp cho con người ngày càng đẹp hơn.
  • Chức năng giáo dục: Con người không chỉ không ngừng tiếp thu tri thức học thuật mà cong không ngừng học những nhân cách tốt, những tư tưởng, lối sống trong cộng đồng của mình.
  • Chức năng điều tiết: Với những giá trị lịch sử, xã hội nhất định của văn hóa, nó có thể hướng xã hội luôn đi theo một lối sống, lối tư tưởng đồng nhất.
  • Chức năng động lực: Văn hóa không ngừng định hướng, động viên xã hội hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Điều này giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của loài người qua từng thời kỳ.

Trên đây là phần thông tin chúng tôi đã chia sẻ để giúp bạn hiểu rõ hơn văn hóa là gì. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn một góc nhìn khái quát và giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa!

Bài viết nên đọc