Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Bất kể bạn điều khiển phương tiện gì để lưu thông trên đường nhưng khi đã bị nghi ngờ uống rượu bia khi lái xe, bạn đều sẽ bị cảnh sát giao thông thực hiện đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng máy đo nồng độ cồn.

Nếu chẳng may ngày hôm đó bạn có uống những chất kích thích có cồn thì chắc hẳn bạn sẽ lo lắng rằng uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết ngày hôm nay nhé!

I. Mất bao lâu để cơ thể chuyển hóa hết rượu bia?

Hiện tại, chưa có bất kỳ nhận định nào có thể nêu ra con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là sau bao lâu khi uống rượu bia mới được lái xe, hay uống rượu bia bao lâu thì hết nồng độ cồn trong cơ thể.

uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn

Điều chúng ta có thể biết là nồng độ cồn được đo bằng hơi thở hoặc nồng độ trong máu (BAC). Quá trình này phụ thuộc vào đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân và lượng kích thích người đó đưa vào cơ thể. Khi uống một lượng lớn rượu bia thì nồng độ và quá trình phân giải sẽ mất nhiều thời gian hơn, trong đó lượng cồn hấp thu vào máu của người nam sẽ chậm hơn người nữ.

  • Đối với người có cơ thể khỏe mạnh, thông thường hệ tiêu hóa, cụ thể là gan sẽ mất từ 2-3 giờ để dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn.
  • Đối với những người có tiền sử bệnh cá nhân thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Một đơn vị cồn tương ứng với 2/3 chai, lon bia hoặc một chén rượu mạnh đồng mức 330 ml; một ly rượu vang 100 ml. Như vậy 1 lon bia 330ml sẽ cần khoảng 3h để hạ nồng độ cồn trong máu xuống bình thường.

Để hạn chế ở mức nguy cơ thấp, phái nam không nên uống quá hai đơn vị cồn và phái nữ phải uống ít hơn phái còn lại 1 đơn vị cồn mỗi ngày, đồng thời không uống quá 5 ngày/tuần.

Xem thêm: Cách tính đơn vị cồn trong rượu bia

II. Rượu bia được chuyển hóa như thế nào?

Khi rượu bia đi vào cơ thể người, nó sẽ được hấp thụ trong dạ dày và ruột non, rồi đi vào máu để đến bộ phận gan. Dưới tác dụng của enzyme ADHG, gan giải phóng phân hủy chất ethanol (cồn) chuyển hóa thành acetaldehyde - chất chuyển hóa trung gian gây độc cho cơ thể. Sau đó, các enzym khác cũng đồng hoạt động thúc đẩy quá trình oxy hóa diễn ra, giúp acetaldehyde chuyển hóa sang acid acetic, sau đó phân rã thành CO2 và nước bị đào thải ra ngoài. 

tac hai cua ruou bia

Mặc dù gan của chúng ta có công năng rất lớn nhưng vẫn có thể bị quá tải. Điều này dẫn đến tình trạng cồn sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde nhưng không tiếp tục chuyển thành acid acetic. Một khi chất độc này bị tích tụ lâu ngày trong gan sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, thị giác, hệ tiêu hóa,...của con người

III. Ăn trái cây cũng có thể gây nồng độ cồn

Một số loại trái cây có chứa lượng đường tự nhiên cao như nho, vải, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm,... có thể tạo ra nồng độ cồn trong cơ thể người. Tuy nhiên, số tồn dư nồng độ cồn này không đáng kể so với nồng độ cồn trong máu do rượu bia nên rất ít trường hợp bị phát hiện. Theo đó, bạn chỉ cần uống nước, súc miệng trong vòng 10 - 15 phút thì phản ứng dương tính khi đo nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở sẽ không xảy ra.

trai cay gay nong do con

Cảnh sát giao thông trong quá trình kiểm tra cũng có kinh nghiệm phân biệt được ai là người có nồng độ cồn do uống rượu bia, ai là người có nồng độ cồn do thực phẩm. Trường hợp có nồng độ cồn trong máu do sau khi ăn hoa quả sẽ được cảnh sát giao thông xác nhận là trường hợp vô tình chứ không phải là uống rượu bia và không bị xử phạt vi phạm hành chính.

IV. Làm thế nào để hạ nồng độ cồn của bạn?

Không có cách nào có thể đẩy nhanh tốc độ rượu ra khỏi dòng máu để làm giảm chỉ số đo lường lượng rượu bia trong cơ thể chúng ta. Cách duy nhất để hạ nồng độ cồn của bạn là đợi gan phân rã hết lượng bia rượu đã uống.

hạ nồng độ cồn

Theo ước tính trung bình, BAC sẽ giảm với tốc độ 0,015/giờ trong điều kiện cơ thể không nạp thêm bất kỳ loại chất kích thích chứa cồn nào. Điều này tương ứng với nếu bạn có mức BAC là 0,10, vậy thời gian để  lượng cồn không thể đo được trong máu sẽ mất khoảng 6,5 giờ.

Để đảm bảo quy trình thải độc, việc đơn giản nhất bạn có thể làm là uống một ly nước giữa mỗi lần uống rượu vì nước sẽ giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể giúp tế bào trong cơ thể hoạt động ổn định. Tuy nước không được chứng minh là có tác dụng đào thải cồn ra khỏi cơ thể, nhưng nó có thể giúp chúng ta hạn chế cảm giác nôn nao khi tỉnh dậy sau cơn say. 

đo nồng độ cồn

Khi bạn cảm thấy đã say khi uống rượu bia, đừng cố tham gia giao thông mà hãy nên đi ngủ để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh. Không phải làm vậy sẽ khiến bạn ngủ ngon hơn bởi giấc ngủ lúc đó không có gì khác biệt so với những giấc ngủ thông thường. Lợi ích duy nhất bạn có được khi cho cơ thể được nghỉ ngơi là tạo cơ hội cho gan chuyển hóa chất cồn, tinh thần và đầu óc cũng tỉnh táo hơn.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn. Hãy lựa chọn biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân, đồng thời giảm thiểu được vi phạm nồng độ cồn là kiểm soát lượng bia rượu sẽ uống và không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia.

Bài viết nên đọc